12/09/2019 16:11 GMT+7

Vì sao nhiều người thường nghiêng trái khi selfie?

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Hãy lướt qua những bức ảnh selfie của mọi người, bạn sẽ nhận ra đa số họ nghiêng trái. Khoa học gọi đây là xu hướng pseudoneglect.

Vì sao nhiều người thường nghiêng trái khi selfie? - Ảnh 1.

Một số người nổi tiếng như Drake, Kim Kardashian và Miley Cyrus cũng có xu hướng nghiêng trái khi chụp ảnh - Ảnh: whatsnew2day.com

Các nhà nghiên cứu từ Đại học London, Đại học Parma và Đại học Liverpool thực hiện một nghiên cứu xã hội, phân tích khoảng 3.556 bức ảnh tự chụp trên mạng xã hội. Họ quan sát thấy rằng khi chụp ảnh tự sướng (selfie), mọi người có xu hướng tập trung vào mắt, đặc biệt nghiêng bên trái.

Điều này phản ánh một hiện tượng tâm lý xã hội gọi là pseudoneglect, nghĩa là sự chú ý về không gian có xu hướng vô thức bị dịch chuyển sang trái.

Nghiên cứu cũng cho thấy một sự liên kết giữa hành vi và tâm trạng. Mắt chúng ta cung cấp thông tin về những gì chúng ta đang chú ý và bên trái là cách tốt nhất để thông báo cho mọi người về tâm trạng ấy. 

Không chỉ khi chụp ảnh, khi chia mái lệch, chúng ta cũng có xu hướng rẽ chỉ tóc ở bên trái đầu. Hiện tượng này tương tự như khi các họa sĩ áp dụng nguyên tắc tập trung vào mắt trong các bức chân dung.

Nghiên cứu này sử dụng cơ sở dữ liệu ảnh tự chụp của các bức ảnh công khai được tải lên Instagram từ tại Thái Lan, Đức, Anh, Nga, Mỹ, Brazil. Các bức ảnh nghiên cứu được chọn lọc tự nhiên.

Trong tổng số 3.556 ảnh tự chụp, 1.931 (54%) ảnh có mắt trái ở trung tâm; 1.625 (46%) có mắt phải ở trung tâm. Mặc dù sự khác biệt là nhỏ nhưng các nhà nghiên cứu cho biết điều này rất đáng chú ý.

Giáo sư Quang học và Khoa học Thị giác - Christopher Tyler, Đại học London nói rằng kết quả chính của nghiên cứu này là khẳng định tính lặp lại của xu hướng pseudoneglect - trước đây thường gặp trong cách họa sĩ vẽ chân dung và giờ đây nó lặp lại ở các bức ảnh tự chụp.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tâm lý học năm 2014, xu hướng chú ý nhiều hơn vào phía bên trái của không gian được thể hiện rõ nhất khi chúng ta thực hiện nhiệm vụ rất đơn giản là chia đôi một đường ngang. Phần lớn chúng ta không chia đôi được điểm chính giữa hay lệch bên phải mà thường bị lệch về bên trái.

Hiện tượng pseudoneglect tương tự như hiện tượng của các bệnh nhân bị suy giảm bán cầu não phải thường ít chú ý bên trái của không gian. Họ thường va vào các vật thể nằm bên trái đường đi hơn là bên phải.

Vì sao nhiều người ghét ngửi mùi ngò rí?

TTO - Những loại rau gia vị thường có mùi đặc trưng. Nhưng không phải ai cũng thấy dễ chịu khi ngửi mùi của chúng. Nguyên nhân bởi cảm giác không thích ấy đã hằn sâu trong gen chúng ta.

MINH HẢI (Tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar