08/05/2025 16:10 GMT+7

Vì sao dùng khói báo tin chọn tân Giáo hoàng?

Làn khói trắng từ ống khói nhà nguyện Sistine không chỉ là một tín hiệu thiêng liêng, đó còn là kết quả của quá trình bầu chọn âm thầm nhằm tìm ra 'người kế vị Thánh Peter'.

Mật nghị hồng y - Ảnh 1.

Các hồng y bước vào kỳ mật nghị năm 2025 - Ảnh: AFP

Thời gian để bầu chọn Giáo hoàng không cố định, và suốt chiều dài 2.000 năm lịch sử của Giáo hội Công giáo La Mã đã chứng kiến nhiều kỳ mật nghị hồng y kéo dài từ vài giờ đến vài năm.

Thời gian để bầu chọn Giáo hoàng

Đợt bầu chọn dài nhất diễn ra từ năm 1268 đến 1271, sau khi Giáo hoàng Clement IV qua đời. Các hồng y khi đó triệu tập tại thành phố Viterbo (Ý), nhưng những chia rẽ nghiêm trọng giữa phe thân Pháp và phe ủng hộ Đế quốc La Mã thần thánh khiến tiến trình bầu chọn Giáo hoàng kéo dài tới 33 tháng.

Mất kiên nhẫn và đã quá mệt mỏi, người dân Viterbo đã nhốt các hồng y trong cung điện và dỡ mái nhà nhằm gây áp lực lên các hồng y, buộc các ngài phải nhanh chóng đưa ra quyết định.

Kết quả là Giáo hoàng Gregory X được chọn, và chính Ngài đã ban hành Tông hiến "Ubi periculum", đặt ra nền tảng cho mật nghị hồng y khép kín hiện nay, trong đó bao gồm quy định “giam lỏng” hồng y trong thời gian mật nghị.

Ngược lại, kỳ mật nghị ngắn nhất diễn ra tháng 10-1503, chỉ kéo dài khoảng 10 giờ. Khi đó Giáo hoàng Pius III vừa qua đời sau 26 ngày tại vị. Vì thế các hồng y chưa kịp rời Rome quá xa, nên nhanh chóng triệu tập mật nghị mới và chọn ra Giáo hoàng Julius II.

Từ năm 1600 đến 1900, các kỳ mật nghị thường kéo dài khoảng hai tháng. Lần gần nhất mật nghị mất gần 2 tháng là vào năm 1831, với 51 ngày để chọn ra Giáo hoàng Gregory XVI.

Tuy nhiên trong hai thế kỷ gần đây, tiến trình đã được rút ngắn đáng kể khi hầu hết các kỳ mật nghị đều chỉ diễn ra trong hai hoặc ba ngày.

Điển hình là các kỳ mật nghị năm 1939 (chọn ra Giáo hoàng Pius XII), mật nghị năm 1978 (chọn ra Giáo hoàng John Paul I), mật nghị năm 2005 (chọn ra Giáo hoàng Benedict) và mật nghị năm 2013 (chọn ra Giáo hoàng Francis) đều chỉ kéo dài hai ngày, qua 2 đến 5 lần bỏ phiếu.

Vì sao dùng khói báo tin?

Mật nghị hồng y - Ảnh 2.

Làn khói màu đen xuất hiện ở nhà nguyện Sistine vào lúc 21h ngày 7-5 (tức 2h ngày 8-5 theo giờ Việt Nam) - Ảnh: AFP

Kể từ thời Giáo hoàng Gregory X, các hồng y được “khóa kín” trong một không gian biệt lập, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho đến khi bầu ra được Giáo hoàng.

Bản thân từ "mật nghị hồng y" (Conclave) bắt nguồn từ tiếng Latin “cum clave”, nghĩa là “khóa kín”. Cách duy nhất để truyền tin ra bên ngoài là thông qua làn khói bốc lên từ ống khói.

Theo giáo sư nghiên cứu về phụng vụ và thần học về các bí tích (Liturgical Studies and Sacramental Theology) tại Đại học Công giáo Úc (ACU) Clare Johnson, việc dùng khói làm tín hiệu cảnh báo, triệu tập hoặc truyền tin đã có từ hàng ngàn năm trước, thông qua nhiều kỹ thuật.

“Những kỹ thuật này có thể bao gồm việc thay đổi vị trí phát ra khói (giữa đồi hoặc trên đỉnh đồi), thay đổi màu sắc của khói (thông qua việc sử dụng nhiều loại lá khác nhau hoặc độ ẩm của lá), phát khói ngắt quãng hoặc chuyển hướng cột khói ở các thời điểm khác nhau để tạo ra nhiều ‘loại khói’ cụ thể”, bà Johnson nói với Đài CBS News.

Cũng theo nữ giáo sư này, các hồng y đã bắt đầu tạo tín hiệu từ khói sớm nhất là từ năm 1417. Tuy nhiên đến thế kỷ 18, nhà nguyện Sistine mới lắp hệ thống ống khói đầu tiên.

Năm 2013, cựu giám đốc phòng báo chí Tòa thánh Vatican, linh mục Federico Lombardi tiết lộ các hồng y đã thêm kali perchlorate (KClO4), anthracene (C14H10 ) - một hợp chất điều chế từ than đá và sulfur (S, hay lưu huỳnh) khi đốt các lá phiếu bầu để tạo ra khói màu đen.

Trái lại để tạo ra khói màu trắng, các hồng y đã thêm kali chlorat (KClO₃), lactose (C₁₂H₂₂O₁₁) và chloroform.

Nhà sử học Frederic J. Baumgartner nói rằng lần đầu tiên khói trắng được dùng để báo hiệu đã chọn ra được tân Giáo hoàng là vào kỳ mật nghị năm 1914.

Cũng theo ông, việc sử dụng hai màu khói trắng và đen cho thấy sự tương phản, với màu trắng tượng trưng cho sự tích cực, trong khi màu đen tượng trưng cho những điều tiêu cực.

Các chuyên gia về Công giáo cũng nói rằng làn khói màu trắng tượng trưng cho sự hy vọng của Giáo hội hoàn vũ vào một “vị chủ chăn”, vào người kế vị Thánh Peter.

Giờ đây hàng ngàn người quy tụ ở quảng trường Thánh Peter cùng hàng triệu tín hữu Công giáo và những người ngoại đạo đều hướng ánh mắt về ống khói trên nóc nhà nguyện Sistine, mong đợi sớm được trông thấy làn khói màu trắng xuất hiện một lần nữa sau 12 năm.

Mật nghị hồng y 2025 bắt đầu: Lời thề thinh lặng trong nhà nguyện Sistine

16h30 chiều 7-5 (21h30 giờ Việt Nam), 133 vị hồng y cử tri chính thức bước vào mật nghị hồng y năm 2025, bầu chọn ra vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar