08/05/2025 08:47 GMT+7

Mật nghị hồng y và kỳ vọng của người Công giáo

Áp lực bầu ra được một vị Giáo hoàng kế nhiệm phù hợp đang đè nặng lên các hồng y trong mật nghị tại Rome (Ý) - một cuộc bầu chọn lặng lẽ nhưng có ý nghĩa lớn với toàn cầu, đặc biệt là với hơn 1,4 tỉ người Công giáo.

mật nghị hồng y - Ảnh 1.

Các hồng y tụ họp khi Đức Hồng y Giovanni Battista Re chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho việc bầu chọn tân Giáo hoàng tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Vatican, vào ngày 7-5 - Ảnh: REUTERS

Thế giới vẫn đang chờ đợi kết quả từ một cuộc bầu cử đặc biệt tại Rome, sự kiện được tổ chức sau sự ra đi của Giáo hoàng Francis - người đã mang Vatican gần gũi hơn đến với công chúng bằng phong cách vô cùng giản dị.

Mật nghị năm 2025 cũng đặt ra thách thức cho các hồng y: lựa chọn một người kế nhiệm theo hướng bảo thủ hay tiếp tục con đường cởi mở của người tiền nhiệm?

Truyền thống nghiêm cẩn nghìn năm

Mật nghị hồng y là một trong những nghi lễ lâu đời, chỉ diễn ra sau khi một Giáo hoàng qua đời hoặc thoái vị. Sau khi Giáo hoàng Francis - vị Giáo hoàng thứ 266 - qua đời, 133 vị hồng y cử tri từ khắp nơi đã tề tựu tại Nhà nguyện Sistine từ ngày 7-5 để lựa chọn người kế nhiệm.

Dưới mái vòm trang nghiêm của Nhà nguyện Sistine, các hồng y bị cách ly hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Họ không được sử dụng điện thoại, không tiếp xúc truyền thông, chỉ có thể cầu nguyện, trao đổi với nhau và bỏ phiếu, lặp lại quá trình đó cho đến khi một ứng cử viên đạt đủ 2/3 số phiếu bầu để được chọn làm Giáo hoàng.

Truyền thống yêu cầu mật nghị phải nhanh chóng thống nhất chọn ra một vị Giáo hoàng có thể đã bắt đầu từ năm 1268.

Khi đó một cuộc bầu chọn kéo dài quá lâu khiến người dân thành Viterbo (Ý) mất kiên nhẫn. Họ đã giam các hồng y lại, chỉ cấp phát bánh mì và nước cho đến khi chọn được Giáo hoàng.

Kể từ đó tới nay, truyền thống này được duy trì như một biểu tượng của tính cấp thiết và trang nghiêm. Trong hai kỳ mật nghị gần nhất, việc bầu Giáo hoàng chỉ kéo dài hai ngày. Nhưng mật nghị năm 2025 đang đối mặt nhiều ẩn số.

"Chúng tôi hy vọng sẽ tìm được Giáo hoàng mới trong từ 3 đến 4 ngày", Đức Hồng y thượng phụ Chaldean Louis Raphael Sako chia sẻ.

Tuy nhiên, đây là mật nghị lớn nhất trong lịch sử Vatican với 133 hồng y, trong đó có đến 108 người chưa từng tham gia bầu Giáo hoàng trước đó.

Một điểm đặc biệt khác là việc các hồng y gần như không quen biết nhau trước khi vào mật nghị. "Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa biết nhau" - Đức Hồng y Anders Arborelius của Stockholm chia sẻ trước truyền thông.

Không phải một Francis thứ hai

Không giống như các cuộc bầu cử thông thường, các hồng y không tự vận động để được bầu làm Giáo hoàng. Họ không đề cử ứng viên chính thức, mà lắng nghe lẫn nhau và chọn ra người mà họ tin là phù hợp nhất để dẫn dắt giáo hội trong thời đại mới.

Một hồng y không nêu tên trả lời kênh NBC News cho biết: "Chúng tôi sẽ tìm người đáp ứng tốt nhất nhu cầu của giáo hội và thế giới hiện nay".

Tuy nhiên, "chín người mười ý" - trong một mật nghị đông nhất từ trước đến nay - khiến không ít người lo ngại việc chọn ra Giáo hoàng mới có thể kéo dài hơn dự kiến.

Mật nghị lần này còn mang tính biểu trưng cao về sự đa dạng. Với hồng y đến từ 69 quốc gia, một con số kỷ lục, Vatican đang cho thấy thế giới Công giáo ngày càng toàn cầu hóa.

Thành quả này có được phần lớn nhờ nỗ lực của cố Giáo hoàng Francis khi phong chức cho các hồng y từ những vùng đất xa xôi như Rwanda, Myanmar, Papua New Guinea hay Nam Sudan.

Tuy nhiên, việc kế thừa di sản của cố Giáo hoàng Francis lại là bài toán không dễ. Một mặt, người kế nhiệm được kỳ vọng tiếp nối sự giản dị, gần gũi mà ông để lại; mặt khác, họ cũng cần tạo dựng dấu ấn riêng, đủ bản lĩnh để lèo lái giáo hội qua các thử thách trong tương lai.

"Chúng tôi không tìm kiếm người kế vị Đức Giáo hoàng Francis. Chúng tôi đang tìm người kế vị Thánh Peter" - Đức Hồng y Michael Czerny phát biểu với tạp chí Atlantic, thể hiện quan điểm rõ ràng rằng Vatican không cần một "Francis thứ hai" dù vẫn trân trọng những giá trị mà ngài để lại.

Một vị hồng y gốc Canada, cũng là một tu sĩ Dòng Tên giống Giáo hoàng Francis, thừa nhận Vatican sẽ tiếp nối tinh thần cải cách nhưng không biến nó thành "di sản kéo dài".

Cũng bởi vậy, sự chú ý không chỉ dồn vào người sẽ được chọn, mà cả vào dấu hiệu phong cách mà vị Giáo hoàng mới sẽ chọn. Liệu ngài sẽ mặc áo choàng trắng giản dị với giày tây đen như người tiền nhiệm, hay trở lại vẻ huy hoàng truyền thống với đôi hài đỏ và áo choàng mozzetta lấp lánh?

Công chúng và sự ủng hộ dành cho Giáo hoàng

Theo nhà nghiên cứu kỳ cựu Thomas Reese, người Công giáo thường có xu hướng ủng hộ vị Giáo hoàng đương nhiệm, bất kể ngài là ai.

Ông Reese, năm nay 80 tuổi, nhận định: "Các Giáo hoàng luôn bị so sánh với người tiền nhiệm. Nhưng nhìn chung tín hữu vẫn sẽ hướng lòng về vị Giáo hoàng mới".

Tuy nhiên ông cũng đặt vấn đề rằng trong thời đại mạng xã hội, sự ủng hộ này có thể sẽ phức tạp hơn do ảnh hưởng của các luồng dư luận trực tuyến.

Mật nghị hồng y 2025 bắt đầu: Lời thề thinh lặng trong nhà nguyện Sistine

16h30 chiều 7-5 (21h30 giờ Việt Nam), 133 vị hồng y cử tri chính thức bước vào mật nghị hồng y năm 2025, bầu chọn ra vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lịch sử duyệt binh và những con số đáng nhớ trong Ngày Chiến thắng ở Nga

Tại Nga, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng được tổ chức tại Quảng trường Đỏ ở Matxcơva từ năm 1995, và kể từ năm 2008, các cuộc duyệt binh còn có sự tham gia của khí tài quân sự hạng nặng.

Lịch sử duyệt binh và những con số đáng nhớ trong Ngày Chiến thắng ở Nga

Ukraine đề xuất ngừng bắn ngay lập tức với Nga trong 30 ngày

Tổng thống Zelensky kêu gọi thực hiện một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày, điều ông xem là chỉ báo thực sự cho hòa bình, và khẳng định Ukraine sẵn sàng bắt đầu ngay lập tức nếu phía Nga đồng thuận.

Ukraine đề xuất ngừng bắn ngay lập tức với Nga trong 30 ngày

Tin tức thế giới 9-5: Triều Tiên phóng nhiều tên lửa; Pakistan tấn công 3 cơ sở quân sự Ấn Độ

Mỹ lạc quan trước thềm đàm phán thuế quan với Trung Quốc; Ông Trump kêu gọi Nga - Ukraine ngừng bắn 30 ngày và Mỹ sẽ có động thái mạnh.

Tin tức thế giới 9-5: Triều Tiên phóng nhiều tên lửa; Pakistan tấn công 3 cơ sở quân sự Ấn Độ

Ông Putin: Thương mại Nga - Trung giờ gần như chỉ dùng đồng rúp và nhân dân tệ

Gần như toàn bộ hoạt động thương mại giữa Bắc Kinh và Matxcơva đang được thực hiện bằng đồng rúp của Nga và nhân dân tệ của Trung Quốc.

Ông Putin: Thương mại Nga - Trung giờ gần như chỉ dùng đồng rúp và nhân dân tệ

Việt - Nga thủy chung giữa thế giới bất định

Dựa trên nền tảng lịch sử vững chắc, mối quan hệ Việt - Nga đang được phát triển theo hướng cùng có lợi và tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết - nguyên tắc cơ bản mà mọi quốc gia đều xứng đáng được hưởng.

Việt - Nga thủy chung giữa thế giới bất định

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Từ nước Mỹ đến trái tim châu Mỹ

Chiều 8-5 (theo giờ Rome), Hồng y người Mỹ Robert Francis Prevost được chọn trở thành Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo và Ngài cũng chính là Giáo hoàng đầu tiên đến từ nước Mỹ.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Từ nước Mỹ đến trái tim châu Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar