07/05/2025 13:14 GMT+7

Mật nghị Hồng y 2025: Những điều cần biết về tiến trình bầu Giáo hoàng

Sự kiện Mật nghị hồng y 2025 vào ngày 7-5 đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi các hồng y tề tựu tại Vatican để chọn ra vị Giáo hoàng kế nhiệm.

Mật nghị hồng y - Ảnh 1.

Các hồng y tham gia cuộc họp đại hội đồng trước mật nghị tại Vatican ngày 6-5 - Ảnh: REUTERS

Nhà nguyện Sistine ở Vatican một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới khi 133 vị hồng y bước vào Mật nghị hồng y để bầu chọn ra vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo.

Các hồng y sẽ bị cấm giao tiếp với người ngoài trong suốt mật nghị. Phía Vatican đã thực hiện các biện pháp công nghệ cao để đảm bảo tính bảo mật cho sự kiện này.

Thời gian và địa điểm tổ chức

Mật nghị hồng y 2025 được ấn định bắt đầu vào lúc 10h ngày 7-5, với Thánh lễ công khai mang tên "Pro eligendo Romano Pontifice" (Cầu cho việc bầu chọn Giáo hoàng Roma).

Buổi lễ diễn ra tại Vương cung thánh đường Thánh Peter - trung tâm linh thiêng của Công giáo và cũng là nơi thường diễn ra các nghi lễ trọng đại bậc nhất của Tòa thánh.

Sau Thánh lễ, các hồng y sẽ trở về nơi cư trú tạm thời là Nhà thánh Marta, tòa nhà nằm trong nội thành Vatican.

Đến buổi chiều cùng ngày, họ sẽ chính thức bước vào Nhà nguyện Sistine - nơi thiêng liêng và lịch sử gắn liền với các cuộc bầu cử Giáo hoàng từ năm 1878 đến nay - để bắt đầu vòng bỏ phiếu đầu tiên lúc 16h30 (tức 21h30 giờ Việt Nam).

Không gian Nhà nguyện Sistine không chỉ mang giá trị biểu tượng tôn giáo, mà còn là bối cảnh cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Tại đây, không có truyền thông, không điện thoại, không liên lạc. Tất cả nhằm đảm bảo sự tập trung, thiêng liêng và bí mật tuyệt đối trong quá trình lựa chọn vị Giáo hoàng kế nhiệm.

Mật nghị hồng y - Ảnh 2.

Bên trong Nhà nguyện Sistine, nơi diễn ra Mật nghị hồng y - Ảnh: Vatican News

Chờ xem màu khói từ nhà nguyện Sistine

Mỗi ngày, các hồng y sẽ thực hiện 4 lượt bỏ phiếu - 2 lần vào buổi sáng và 2 lần vào buổi chiều. Quá trình này diễn ra đều đặn cho đến khi có kết quả.

Cổng thông tin Vatican News thông tin về lịch trình mật nghị cho biết các hồng y sẽ được rước vào Nhà nguyện Sistine lúc 16h30 (tức 21h30 giờ Việt Nam) ngày 7-5, thực hiện nghi thức tuyên thệ và bỏ phiếu lần thứ nhất.

Từ ngày 8-5, quy trình bỏ phiếu sẽ diễn ra bốn lần mỗi ngày: hai lần vào buổi sáng (10h30 và 12h theo giờ Rome, tức 15h30 và 17h giờ VN) và hai lần vào buổi chiều (17h30 và 19h theo giờ Rome, tức 22h30 và 24h VN).

Khi kết thúc các cuộc bỏ phiếu sẽ có giờ Kinh Chiều tại Nhà nguyện Sistine, và lúc 7h30 tối, các hồng y cử tri sẽ trở về Nhà thánh Marta.

Được biết, mỗi lá phiếu bầu được thiết kế hình chữ nhật, nửa trên in sẵn dòng chữ tiếng Latin, nửa dưới để trống để viết tên ứng viên. Sau khi bỏ phiếu, các lá phiếu được thu gom, đếm cẩn thận và đốt theo nghi thức.

Màu khói thoát ra từ ống khói Nhà nguyện Sistine sẽ thông báo kết quả cuối cùng.

Theo thông tin từ Vatican, khói trắng (tạo ra từ kali clorat, lactose và nhựa chloroform) có thể xuất hiện khoảng sau 10h30 (15h30 giờ Việt Nam) hoặc sau 17h30 (22h30 giờ Việt Nam), nếu đã bầu được Giáo hoàng.

Ngược lại, nếu chưa có kết quả, khói đen (tạo ra bằng cách trộn với các chất hóa học như kali perchlorat và anthracene) sẽ thường được thấy vào khoảng 12h (17h giờ Việt Nam) hoặc 19h (24h giờ Việt Nam).

Thời gian dự kiến có kết quả

Theo Hồng y Gregorio Rosa Chavez, mật nghị lần này dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ 2-3 ngày. Việc theo dõi kết quả của mật nghị, dù không được xem trực tiếp từ bên trong, nhưng có thể theo dõi kết quả thông qua những làn khói bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine.

Một khi khói trắng xuất hiện, thế giới biết rằng đã có một vị Giáo hoàng mới. Các hồng y khi đó sẽ cầu nguyện, hát thánh ca, và tân Giáo hoàng sẽ được đưa vào căn phòng mang tên "Phòng nước mắt" - nơi ông thay phẩm phục mới, bao gồm áo chùng trắng, mũ zucchetto trắng và áo khoác mozzetta màu đỏ.

Khoảng một giờ sau khói trắng, tân Giáo hoàng sẽ xuất hiện trên ban công Vương cung thánh đường Thánh Peter và chào dân chúng, ban phép lành cho thành phố và toàn thế giới.

Theo Đài ABC News, sự kiện này sẽ được truyền hình trực tiếp toàn cầu, với hàng triệu người hướng về ống khói Nhà nguyện Sistine và quảng trường Thánh Peter - trái tim biểu tượng của Giáo hội Công giáo.

Mật nghị hồng y - Ảnh 2.

Khói trắng bốc lên từ ống khói phía trên Nhà nguyện Sistine ở Vatican, báo hiệu một giáo hoàng mới đã được bầu vào ngày 13-3-2013 - Ảnh: REUTERS

133 hồng y bầu giáo hoàng tiếp theo đã tề tựu tại Rome

Tất cả 133 hồng y, những người sẽ bỏ phiếu chọn người kế nhiệm cố Giáo hoàng Francis, đều đang có mặt tại Rome để chuẩn bị cho cuộc họp kín vào ngày 7-5.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong 2.000 năm

Hồng y Robert Francis Prevost trở thành Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội Công giáo, mang tông hiệu Leo XIV và nối tiếp di sản của Giáo hoàng Francis với tinh thần phục vụ người nghèo.

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong 2.000 năm

Mỹ cảnh báo Nga sắp không kích lớn ở Ukraine sau duyệt binh Ngày Chiến thắng

Đại sứ quán Mỹ tại Kiev cảnh báo Nga sắp tiến hành không kích lớn, và kêu gọi công dân Mỹ tại Ukraine chuẩn bị trú ẩn ngay lập tức nếu có cảnh báo không kích.

Mỹ cảnh báo Nga sắp không kích lớn ở Ukraine sau duyệt binh Ngày Chiến thắng

Pakistan tấn công trả đũa Ấn Độ, phá hủy kho tên lửa BrahMos

Ngày 10-5, quân đội Pakistan tố Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của họ, và họ đã đáp trả.

Pakistan tấn công trả đũa Ấn Độ, phá hủy kho tên lửa BrahMos

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế sàn 10% kể cả khi có thỏa thuận

Ngày 9-5, ông Trump tuyên bố sẽ duy trì mức thuế cơ bản tối thiểu 10% đối với các đối tác thương mại của Mỹ, kể cả khi hai bên đã đạt được thỏa thuận.

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế sàn 10% kể cả khi có thỏa thuận

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Việt - Nga: Tôn trọng lịch sử, hướng tới tương lai

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương, khẳng định cam kết gắn bó lâu dài giữa hai quốc gia trên nền tảng lịch sử vững chắc.

Việt - Nga: Tôn trọng lịch sử, hướng tới tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar