07/05/2025 11:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao căng thẳng Ấn Độ - Pakistan lại leo thang nhanh chóng?

Vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 7-5 cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang leo thang nhanh chóng, bất chấp các lời kêu gọi kiềm chế từ quốc tế.

Ấn Độ - Ảnh 1.

Lực lượng an ninh Ấn Độ đứng gác gần hiện trường vụ rơi máy bay chiến đấu Wuyan, Pulwama, miền nam Kashmir - Ảnh: REUTERS

Rạng sáng ngày 7-5, Ấn Độ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Pakistan, làm leo thang cuộc xung đột giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Theo báo New York Times, động thái này diễn ra sau vụ tấn công khủng bố hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến 26 người thiệt mạng, hầu hết là khách du lịch. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố vụ việc có "liên hệ xuyên biên giới" với Pakistan, nhưng Pakistan đã bác bỏ mọi liên quan.

Vụ tấn công ở Kashmir: Giọt nước tràn ly

Căng thẳng giữa hai nước bắt đầu leo thang sau ngày 22-4, khi 26 người - hầu hết là khách du lịch theo đạo Hindu - đã bị sát hại ở vùng Baisaran Valley thuộc Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Những kẻ tấn công được cho là đã hỏi nạn nhân về tôn giáo trước khi nổ súng.

Pakistan bắn hạ nhiều tiêm kích và máy bay không người lái của Ấn Độ

Vụ việc nhanh chóng trở thành một trong những cuộc tấn công nghiêm trọng nhất nhằm vào dân thường Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua.

Ấn Độ lập tức cáo buộc vụ tấn công có "liên hệ xuyên biên giới" với Pakistan, ngụ ý rằng các nhóm khủng bố được Pakistan hậu thuẫn có liên quan.

Mặc dù Nhóm Kháng chiến Kashmir, hay còn được biết đến với cái tên Mặt trận Kháng chiến (TRF), đã nhận trách nhiệm, các quan chức Ấn Độ nói rằng đây thực chất là bình phong cho tổ chức Lashkar-e-Taiba - nhóm vũ trang từng được Pakistan hậu thuẫn trong quá khứ.

Về phần mình, Pakistan phủ nhận việc hỗ trợ các nhóm vũ trang hoạt động ở Kashmir, dù các lãnh đạo nước này thường thể hiện sự ủng hộ đối với người Kashmir muốn ly khai khỏi Ấn Độ.

Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Muhammad Asif cũng khẳng định các nhóm như Lashkar-e-Taiba nay đã không còn hoạt động.

Ấn Độ - Ảnh 2.

Nhân viên y tế cấp cứu cho nạn nhân trong vụ tấn công hôm 22-4 - Ảnh: AFP

Nguồn gốc xung đột

Nguồn gốc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan bắt nguồn từ cuộc chia tách Ấn Độ thuộc Anh năm 1947, dẫn đến việc thành lập nhà nước Ấn Độ chủ yếu theo đạo Hindu và Pakistan chủ yếu theo đạo Hồi.

Tháng 10 cùng năm, vị vua Hindu của bang Kashmir - nơi có đa số dân theo đạo Hồi - quyết định sáp nhập vào Ấn Độ, điều khiến Pakistan phản đối và dùng vũ lực can thiệp. Năm 1949, một thỏa thuận ngừng bắn do Liên hợp quốc làm trung gian đã chia cắt Kashmir.

Sau các cuộc chiến năm 1965 và 1971, đường ranh ngừng bắn trở thành Đường kiểm soát (LoC), với Ấn Độ kiểm soát khoảng 2/3 vùng Kashmir, phần còn lại do Pakistan nắm giữ. Tuy nhiên tranh chấp vẫn chưa được giải quyết.

Kể từ năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã trải qua ba cuộc chiến tranh cùng hàng loạt vụ đụng độ quân sự, phần lớn xoay quanh tranh chấp tại khu vực Kashmir.

Mâu thuẫn càng trở nên sâu sắc kể từ thập niên 1980, khi phong trào nổi dậy ở Kashmir bùng phát và Pakistan thừa nhận có hỗ trợ một số nhóm vũ trang ly khai.

Tình hình bất ổn diễn ra ở cả hai bên của vùng Kashmir bị chia cắt. Tại phần lãnh thổ do Pakistan kiểm soát, các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Islamabad đã nổ ra.

Trong khi đó, ở phía do Ấn Độ kiểm soát, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã áp dụng chế độ quản lý trực tiếp từ trung ương, giúp giảm thiểu các vụ bạo loạn và tổ chức lại bầu cử vào năm ngoái.

Tuy nhiên chính sách kiểm soát chặt chẽ này cũng làm dấy lên sự bất bình sâu sắc trong cộng đồng người Hồi giáo địa phương, vốn cho rằng quyền tự trị của họ đã bị xóa bỏ.

Trong bối cảnh đó, dù cả hai nước đều chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế nhằm kiềm chế căng thẳng, thì Ấn Độ - với vị thế ngày càng vững chắc về ngoại giao và quân sự - đang tỏ ra sẵn sàng hành động nhanh chóng và cứng rắn hơn trước các mối đe dọa từ phía bên kia biên giới.

Liệu có khả năng nổ ra chiến tranh Ấn Độ - Pakistan?

Giới chuyên gia cho rằng một cuộc đối đầu quân sự giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có thể leo thang rất nhanh và khó kiểm soát.

Dù các nước như Iran, Saudi Arabia, cùng Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu đều lên tiếng kêu gọi kiềm chế, cùng với Mỹ vào cuộc ngoại giao, một số nhà phân tích cho rằng sự ủng hộ quốc tế đang tiếp thêm tự tin cho New Delhi.

Dẫu vậy chính quyền ông Modi vẫn phải tính đến những giới hạn nội tại - như nguy cơ bộc lộ điểm yếu của quân đội đang trong quá trình hiện đại hóa - và có thể chọn phản ứng hạn chế hơn, như không kích hoặc đột kích quy mô nhỏ để kiểm soát rủi ro leo thang.

Ấn Độ tấn công tên lửa Pakistan, Pakistan nói hạ 3 tiêm kích đối phương

Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tố Ấn Độ đã tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ nước này rạng sáng 7-5, khiến ít nhất ba người chết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar