12/09/2021 19:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao áp thấp nhiệt đới 'lởn vởn' trên biển, không đi vào đất liền?

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Dù tiến sát vào vùng biển Đà Nẵng đến Quảng Ngãi từ đêm qua nhưng đến chiều tối 12-9, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 5) vẫn 'lởn vởn' trên biển và chưa đi vào đất liền như dự báo.

Vì sao áp thấp nhiệt đới lởn vởn trên biển, không đi vào đất liền? - Ảnh 1.

Áp thấp nhiệt đới vẫn 'lởn vởn' trên vùng biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Chiều 12-9, ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết, đêm qua 11-9, bão số 5 (bão Conson) đi vào vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Lúc 18h chiều 12-9, áp thấp nhiệt đới vẫn đang trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (40 - 60km/h), giật cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới hầu như ít dịch chuyển, sau đó di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/h).

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong chiều 12-9, các quan trắc gió tại đảo Lý Sơn ghi nhận gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.

"Hiện các ổ mây đối lưu gần tâm áp thấp nhiệt đới đang rất yếu, do đó nguồn năng lượng cho áp thấp nhiệt đới bị hạn chế, nó sẽ suy yếu dần. Ngoài ra, độ đứt gió khu vực tâm áp thấp nhiệt đới rất lớn, nếu có nguồn năng lượng đi nữa thì cũng sẽ bị phân tán ra xa, không tập trung ở gần tâm áp thấp nhiệt đới. Do đó, áp thấp nhiệt đới không thể mạnh lại thành bão", ông Lâm nhận định.

Về lý do vì sao từ tối qua đến chiều nay, áp thấp nhiệt đới này vẫn "lởn vởn" ở vùng ven biển Đà Nẵng đến Quảng Ngãi mà chưa vào đất liền, ông Khiêm cho biết áp thấp nhiệt đới nằm trong sự chi phối phức tạp của 3 hệ thống áp cao cận nhiệt đới, là các hệ thống có dòng dẫn đường chi phối sự di chuyển của bão.

Do áp cao cận nhiệt đới ở phía Bắc suy yếu và di chuyển về phía Đông, trong khi áp cao cận nhiệt đới ở phía Đông và phía Tây ổn định khiến áp thấp nhiệt đới hầu như ít dịch chuyển. Dự báo khi cơn bão Chanthu đi lên phía Bắc, áp cao cận nhiệt đới ở phía Đông lấn về phía Tây, khi đó áp thấp nhiệt đới sẽ dịch chuyển vào bờ.

"Hiện nay do địa hình nên các mô hình dự báo khá phân tán đối với cơn áp thấp nhiệt đới này. Tuy nhiên, chúng tôi nghiêng về dự báo chiều hoặc tối nay, áp thấp nhiệt đới sẽ đi sâu vào bờ, bám chút vào đất liền rồi suy yếu thành vùng áp thấp", ông Khiêm nhận định.

Dù bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng ông Khiêm cảnh báo trong 12 giờ tới, từ vĩ tuyến 14,5 đến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 110 độ Kinh Đông vẫn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Toàn bộ các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.

Ở vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi (bao gồm huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2-4m, biển động.

Trong tối nay 12-9, vùng ven biển khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 5, cấp 6, giật cấp 8. Khu vực từ Đà Nẵng đến phía Bắc Quảng Ngãi có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50 - 100mm, có nơi trên 150mm.

Từ nay đến ngày 13-9, khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 200mm, có nơi trên 200mm. Từ đêm nay đến ngày 14-9, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50 - 150mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, đến 17h chiều 12-9, mưa bão số 5 làm 1 người chết, 5 phương tiện bị chìm (3 tàu QNg 98436TS, QNg 92862TS và QNg 94443TS chìm tại khu neo đậu, trên tàu không có người; tàu QNg 95058TS và sà lan ĐNa0494 chìm trên biển, được tàu cảnh sát biển cứu), 2 tàu mắc cạn tại Thanh Khê, Đà Nẵng.

59 nhà tốc mái, hư hại (Thừa Thiên Huế 29 nhà, Quảng Ngãi 25 nhà, Kon Tum 2 nhà, Gia Lai 3 nhà) và 2.734ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại (Quảng Bình 290ha, Quảng Trị 450ha, Quảng Ngãi 1.604ha, Kon Tum 389ha).

37 người đi rừng mất liên lạc trong bão, rút toàn bộ công nhân thủy điện Rào Trăng 3

TTO - Huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế đang tìm mọi cách liên lạc với 37 người đi rừng bị mất liên lạc trùng thời điểm bão số 5 gây ảnh hưởng đến đất liền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar