22/04/2021 16:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì COVID-19, ông Duterte không dự Thượng đỉnh ASEAN về khủng hoảng Myanmar

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Tổng thống Philippines Duterte không tham dự cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN sắp tới tại Indonesia, song khẳng định ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch do tổng thư ký ASEAN và chủ tịch luân phiên Brunei đưa ra về việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar.

Vì COVID-19, ông Duterte không dự Thượng đỉnh ASEAN về khủng hoảng Myanmar - Ảnh 1.

Người biểu tình phản đối quân đội nắm quyền ở thành phố Mandalay, Myanmar ngày 22-3-2021 - Ảnh: REUTERS

Trước thềm hội nghị của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tổ chức trực tiếp tại thủ đô Jakarta, Indonesia về vấn đề Myanmar, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 22-4 ra thông báo xác nhận Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ không dự cuộc họp này do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin sẽ đại diện ông Duterte dự. 

Thông báo cho biết ngay cả khi không có sự tham dự đầy đủ của tất cả các lãnh đạo ASEAN, Philippines vẫn ủng hộ mạnh mẽ hội nghị, cụ thể là ủng hộ kế hoạch do tổng thư ký ASEAN và chủ tịch luân phiên Brunei đưa ra về việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar. 

Lãnh đạo nhiều nước thành viên ASEAN đã xác nhận sẽ gặp mặt và thảo luận tình hình Myanmar tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Nhiều báo chí trong khu vực như kênh Thai PBS World, báo Jakarta Post cho biết cuộc gặp này sẽ có sự tham dự của thống tướng Min Aung Hlaing - lãnh đạo quân đội Myanmar.

Myanmar hiện đang là mối quan tâm chung của khối ASEAN cũng như thế giới. Nước này đang hứng chịu bất ổn chính trị - xã hội sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính quyền dân sự vào ngày 1-2, và áp đặt tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm ở Myanmar. 

Cuộc chính biến này dẫn tới biểu tình lan rộng trên khắp Myanmar khiến nhiều người chết. 

Mới đây, ngày 22-4, Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực đã tăng vọt ở Myanmar từ sau cuộc đảo chính. Khoảng 3,4 triệu người Myanmar có thể sẽ bị thiếu đói trong 3-6 tháng tới, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Nhiều người sẽ bị mất việc làm và do đó không có tiền mua lương thực thực phẩm.

Các quốc gia ASEAN đã tìm nhiều cách để thúc đẩy đối thoại với Myanmar nhằm hỗ trợ Myanmar ổn định tình hình.

Việt Nam đã có ý kiến tại Liên Hiệp Quốc về việc kêu gọi tất cả các bên tìm mọi cách có thể để ngồi lại đối thoại với nhau về tình hình Myanmar, nhằm tránh bất ổn và đổ máu.

Hơn 250.000 người Myanmar rơi vào tình trạng không nhà

TTO - Điều tra viên của Liên Hiệp Quốc cho biết khoảng 250.000 người rời bỏ nhà cửa ở Myanmar do các hoạt động trấn áp của quân đội, kêu gọi thế giới hành động, trong bối cảnh các lãnh đạo ASEAN họp ở Indonesia tuần này.

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan