01/07/2016 09:15 GMT+7

Vẽ một Hội An trong ký ức tuổi thơ

Q.THI
Q.THI

TTO - Triển lãm Hoài niệm Hội An (từ ngày 1 đến 31-7 tại À gallery, TP.HCM) là một khám phá hiệu ứng màu sắc trên giấy xuyến chỉ, thay vì mảng lụa đã quen thuộc của Bùi Tiến Tuấn.

Mùa đông ấm áp - tranh Bùi Tiến Tuấn

Sinh ra ở Hội An, họa sĩ Bùi Tiến Tuấn thừa nhận: “Hồi còn là sinh viên, thấy các họa sĩ đàn anh vẽ Hội An thì trong lòng tự hào về quê hương mình ghê lắm. Nhưng khi đặt bút vẽ thì thấy khó. Cũng... sợ bị nói là: Sao vẽ không giống?”.

Cho nên, dù là một tên tuổi đã thành danh, đã mượt mà ở mảng tranh lụa, sự ảnh hưởng của Bùi Tiến Tuấn lên các họa sĩ vẽ lụa trẻ hôm nay là thấy được, nhưng để vẽ Hội An thì phải chần chừ bao nhiêu năm, đến nay họa sĩ sinh năm 1971 này mới vẽ về quê mình.

Chạm vào Hội An là Bùi Tiến Tuấn chạm vào ký ức của tuổi thơ. Hội An xưa của anh là những con phố vắng lặng, thi thoảng tiếng rao đêm. Bọn trẻ mải chơi nhiều khi ngủ lăn ra ngoài đường, không cần phải về nhà. Những dãy phố hoài cổ, những mái ngói rêu phong bao đời vẫn còn đó...

Một ngày thu đông - tranh của Bùi Tiến Tuấn

Nhưng Hội An bây giờ đã khác. Hay nói đúng ra có một Hội An của dập dìu du khách, quán xá luôn vang tiếng chào mời mua hàng... Còn một Hội An nữa, của người Hội An, thì tự tách biệt ra khỏi những con phố của du khách, bình lặng với nhịp sống thường ngày của mình.

“Những lần về nhà, vợ chồng tôi cũng vào phố cổ cà phê. Uống ly nước 40.000 - 50.000 đồng, nhìn quanh chỉ thấy du khách. Bởi đó không phải là mức giá sinh hoạt của người Hội An. Giờ họ dạt ra những quán xá vùng ven phố cổ, nhịp sống của họ là ở đó” - Bùi Tiến Tuấn kể.

Đêm u tịch - tranh của Bùi Tiến Tuấn

Nhớ Hội An vắng lặng trong hồi ức, nói về tranh mình, Bùi Tiến Tuấn tâm sự: “Tôi vẽ một Hội An chưa có bóng du khách”. Hội An trong tranh anh là những con phố thưa bóng người qua lại. Chỉ có những bóng cây, mái phố... kỳ diệu, là cơ hội cho họa sĩ tung tẩy, chấm phá lên đó những mảng màu tài hoa của mình.

Hội An hoài niệm của Bùi Tiến Tuấn còn là những đêm trăng lộng bóng trên sông, những thời khắc chuyển mùa trên phố... bâng khuâng những ngõ hồn họa sĩ đang tìm về và độc thoại với ký ức đó bằng những cảm xúc tinh tế nhất.

Những cái tên của tác phẩm như Chiều nắng lạ, Chớm xuân về, Mưa đầu mùa, Một ngày thu đông, Thu hoài niệm... đầy gợi mở cho người xem bước vào một triển lãm của dạt dào cảm xúc hoài niệm như thế.

Phố hoài niệm - tranh của Bùi Tiến Tuấn
Q.THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar