08/09/2011 03:15 GMT+7

Nơi phù phiếm sinh ra vẻ đẹp

TRẦN NHÃ THỤY
TRẦN NHÃ THỤY

TT - Lụa, chỉ duy nhất một chữ lụa, là tên gọi và cũng là chủ đề triển lãm tranh lụa của Bùi Tiến Tuấn tổ chức tại gallery Tự Do năm 2009. Ba năm sau, vẫn chỉ là tranh lụa, nhưng triển lãm lần này có tên gọi là Nơi phù phiếm(*).

Read this on Tuoitrenews.vn

Phóng to
Cô gái trong váy hoa - tranh lụa của Bùi Tiến Tuấn
Phóng to
Mộng mơ

Phù phiếm như tranh lụa chăng? Có lẽ là không phải. Bởi từ sau triển lãm năm 2009, bỗng dưng có một “cơn sốt lụa” Bùi Tiến Tuấn, anh gần như là họa sĩ trẻ duy nhất hiện nay vẽ tranh lụa và sống được bằng tiền bán tranh. Không phù phiếm chút nào cả.

Nơi phù phiếm là một ngôn ngữ ẩn dụ mà Bùi Tiến Tuấn dùng để nói đến thế giới tồn tại trong tranh lụa của mình. Đó là gì? Là thế giới của những người phụ nữ với váy và hoa, với những dáng vẻ vút bay hay tịch lặng, với những vẻ đẹp như là không có thật.

Điều khác biệt trong tranh lụa của Bùi Tiến Tuấn là đưa được hơi thở của đời sống đương đại vào tác phẩm của mình. Trong những lần trao đổi về chuyện nghề, Bùi Tiến Tuấn không giấu những hăm hở cũng như băn khoăn: “Dẫu biết lụa là một chất liệu kén đề tài, dẫu biết lụa vốn kiệm lời, nhưng không vì thế mà mình “chịu phép” nó. Có thể nào ví von lụa giống như một nhạc cụ dân tộc, người họa sĩ cũng như một nghệ sĩ phải làm thế nào để khai thác nó, đứng cùng sân với các nhạc cụ hiện đại mà không thấy mình bị lạc lõng, lép vế...”.

Thì đây, cái cách mà Bùi Tiến Tuấn đặt tranh lụa của mình vào Nơi phù phiếm xem ra là một lối thoát. Vẫn là những mẫu hình phụ nữ với thời trang, nhưng khước từ cái vẻ quê kiểng, tranh lụa của Bùi Tiến Tuấn “nhuộm” chất thị thành Sài Gòn, trong tương quan hiện thực đời sống đang diễn ra hằng ngày.

Mặc dù sáng tác theo tâm thức hiện đại, nhưng về kỹ thuật Bùi Tiến Tuấn lại tuân thủ nghiêm ngặt theo truyền thống. Vẽ theo cách nhuộm lụa là kỹ thuật mà VN là nơi duy nhất ứng dụng, Bùi Tiến Tuấn cũng làm theo cách này. Rồi việc bồi tranh không dùng hóa chất mà bằng chất liệu truyền thống, đó cũng là một ý thức thường trực trong lao động của Bùi Tiến Tuấn. (Có lẽ vì thế mà người thưởng lãm, giới sưu tập chuộng tranh lụa Bùi Tiến Tuấn?).

18 bức tranh lụa trưng bày trong triển lãm lần này đều là tác phẩm mới của Bùi Tiến Tuấn trong năm 2011. Những tác phẩm vẽ từ sau triển lãm năm 2009 đến nay hầu như đã được bán hết.

Và Nơi phù phiếm là một khởi đầu mới. Nơi phù phiếm được nhận định như là “thế giới nổi” được mô tả trong tranh khắc gỗ Nhật Bản khoảng thế kỷ 17-20. Những hình ảnh phụ nữ đẹp như không có thật, ở một thế giới như không có thật, vẻ bí ẩn của họ là quà tặng cho những ai yêu tha thiết cuộc đời, muốn tìm sự bình yên nhưng lại phải bon chen nơi phố thị. Như thế Nơi phù phiếm là nơi những vẻ đẹp được sinh ra với một sức mê hoặc dường như không cưỡng được.

(*) Triển lãm khai mạc lúc 18g ngày 8-9 tại Lily, BP Compound, Thảo Điền (Q.2, TP.HCM), kéo dài đến ngày 12-9, sau đó chuyển về Craig Thomas Gallery: 27i Trần Nhật Duật (Q.1, TP.HCM), kéo dài đến ngày 25-9.

TRẦN NHÃ THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar