03/08/2020 09:33 GMT+7

Về Cà Mau bằng đường cao tốc

MẬU TRƯỜNG
MẬU TRƯỜNG

TTO - Nếu ví hạ tầng giao thông như một bộ khung xương của cơ thể thì tuyến quốc lộ 1 đang được xem như xương sống của 13 tỉnh ĐBSCL.

Chỉ có điều, với bộ xương nhỏ hẹp, thậm chí rệu rã, không đủ gánh tải cho cả một vùng đất trù phú, giàu tiềm năng kinh tế nên đất chín rồng mãi không cất cánh nổi.

Trong buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các địa phương, đơn vị liên quan đến dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận ngày 1-8 đã mở ra hi vọng cho hơn 20 triệu người dân miền Tây: sẽ có tuyến cao tốc dài 365km từ TP.HCM đi Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đến Cà Mau trong tương lai.

Về dự án nối dài tuyến cao tốc từ Cần Thơ đi Cà Mau, theo Bộ GTVT: "Với đoạn Cần Thơ - Cà Mau, Bộ GTVT đang xây dựng dự án để xin chủ trương đầu tư và sớm nhất. Bộ GTVT sẽ trình dự án này, nếu Quốc hội đồng ý và bố trí vốn, tương lai cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sẽ sớm hoàn thành để cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau được liền mạch".

Trước đó, Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long đã làm việc với một số địa phương về phương án hướng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Theo đó, tuyến cao tốc này nếu thực hiện sẽ có vốn 47.000 tỉ đồng (giai đoạn một hơn 24.000 tỉ). Toàn tuyến xây dựng 112 cầu, 8 cầu vượt, 8 nút giao.

Còn trên thực tế, đã có những điểm sáng cho hệ thống giao thông ở ĐBSCL. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, các đơn vị cung cấp vốn đã giải ngân trên 3.500 tỉ đồng vào dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Từ đó đã thúc đẩy tiến độ thi công nhanh đến mức trong vài tháng, khối lượng công việc gấp nhiều lần so với 10 năm trước đó.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ được đầu tư bằng vốn công, dự kiến tháng 12-2020 khởi công một số gói thầu đầu tiên. Bộ GTVT tin rằng đến năm 2022 sẽ xong được đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT triển khai cầu Mỹ Thuận 2 sớm nhất vì đã có tiền... Mục tiêu rất cụ thể, đưa tuyến Cần Thơ - Cà Mau vào kế hoạch năm 2021 - 2025 để 365km từ TP.HCM - Cà Mau được kết nối đồng bộ.

Giữa những thông tin ảm đạm khi kinh tế tăng trưởng chậm lại do COVID-19, đặc biệt miền Tây còn bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn khốc liệt khiến một số tỉnh có tăng trưởng âm trong nửa đầu năm 2020, tin về dự án kéo dài tuyến cao tốc đến Cà Mau ít nhiều làm người dân phấn chấn. Họ bàn thảo về viễn cảnh đi Cà Mau bằng đường cao tốc, rằng ĐBSCL cần một hạ tầng đủ mạnh để cất cánh đưa kinh tế đi lên.

Dẫu biết để làm công trình có quy mô lớn như vậy cần rất nhiều tiền, điều đó đang được cân đo đong đếm trong giai đoạn hiện nay. Nhưng hơn 20 triệu người dân miền Tây vẫn tin rằng, dùng đồng tiền chắt chiu đầu tư đúng chỗ sẽ là động lực rất lớn cho người dân vùng sông nước trong tương lai. Đồng thời, việc xây dựng cao tốc này cũng góp phần giảm áp lực giao thông cho các đường hiện hữu như quốc lộ 1, Quản Lộ - Phụng Hiệp, đáp ứng yêu cầu an ninh quốc phòng...

Về Cà Mau bằng đường cao tốc, dù mới là kế hoạch nhưng là tin vui giữa rừng tin COVID-19 u ám.

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chưa thống nhất được vị trí đặt trạm thu phí

TTO - Việc chậm đưa ra phương án thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương khiến dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có nguy cơ chậm tiến độ bởi nhà đầu tư chưa xác định được vị trí đặt trạm cho đoạn cao tốc mới.

MẬU TRƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar