06/02/2014 10:20 GMT+7

Vất vả ngăn học sinh bỏ học

NGỌC HẬU - BÙI LIÊM
NGỌC HẬU - BÙI LIÊM

TT - Giáo viên ở nhiều huyện của tỉnh Bình Phước ngoài việc dạy học còn phải đến từng nhà để vận động gia đình đưa học sinh bỏ học đến trường.

Phóng to
Giờ tan trường của học sinh thôn Bom Bo (sóc Bom Bo), xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, Bình Phước - Ảnh: Bùi Liêm

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán, số lượng học sinh của tỉnh Bình Phước lại hao hụt. Trước Tết Nguyên đán 2014, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước có công văn cảnh báo các phòng GD-ĐT đề ra biện pháp đưa các em trở lại lớp học.

Đầu cấp ba lớp, cuối cấp còn một

Ông Huỳnh Văn Lực, hiệu trưởng Trường THCS Lộc Hòa (huyện Lộc Ninh), cho biết: “Trường Lộc Hòa là trường có số lượng học sinh bỏ học nhiều nhất huyện Lộc Ninh. Cho đến giờ này đã có bảy học sinh nghỉ học, đưa trường vào loại có học sinh bỏ học cao nhất huyện. Trường có 50% số học sinh là người Stiêng. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải luôn chủ động đi vận động các em thì mới có một số ít trở lại trường, lớp”.

Học sinh bỏ học nhiều cũng là một thực trạng tại Trường THCS Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Ông Nguyễn Thành Hiệp, hiệu trưởng, cho biết: “Học sinh bỏ học nhiều thời điểm trước và sau tết. Vừa rồi đến thi học kỳ I năm học 2013-2014, có bảy trường hợp bỏ học nhưng chỉ vận động được ba em trở lại lớp để thi học kỳ I”.

“Đầu cấp có ba lớp 6 nhưng cuối cấp, tức sau ba năm theo học, số học sinh còn lại chỉ đủ bố trí một lớp 9. Đây là tính cả số học sinh chuyển đi và học sinh bỏ học” - ông Hiệp tính toán.

Học đến đó đủ rồi

Theo ông Lực, trong tuần trước tết mỗi lớp nghỉ 3-4 em. Thậm chí lớp 6 thấy lớp 5 nghỉ học thứ bảy thì cũng bắt chước nghỉ theo và hầu như thứ bảy tuần nào cũng nghỉ khoảng 10 em. “Đến gia đình các em vận động rất khó khăn vì bố mẹ các em đi làm rẫy xa, vào 3-4 lần cũng không gặp được. Thậm chí bố mẹ các em thờ ơ với việc học của con mình nên mỗi trường hợp vận động 3-4 lần trở lên chứ không ít hơn” - ông Lực giãi bày.

Ở khía cạnh khác, ông Hiệp cho rằng: “Đa số trường hợp bỏ học là các em học muộn, lớn tuổi, 15-16 tuổi. Ở lứa tuổi này các em không ổn định tâm lý và phải phụ gia đình làm rẫy nên dễ dàng bỏ ngang việc học. Thậm chí có trường hợp giáo viên bỏ công vận động các em ra học một thời gian, sau đó các em lại bỏ học tiếp. Đến nhà các em vận động, nhiều gia đình bảo rằng học đến đó đủ rồi”.

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, mỗi năm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong mùa vụ thu hoạch điều và cũng bắt đầu cho mùa vụ thu hoạch mủ cao su nên số lượng học sinh tiểu học bỏ học tăng đột biến. Nguyên nhân là do các em đi theo bố mẹ thu hoạch điều, cao su hoặc ở nhà trông nhà, giúp việc cho gia đình.

Ông Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, cho biết: “Công văn gửi phòng GD-ĐT các huyện và thị xã chỉ là cảnh báo duy trì sĩ số và hạn chế số lượng học sinh bỏ học. Sở đã yêu cầu phòng GD-ĐT các huyện, thị xã thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn số lượng học sinh bỏ học”. Theo đó, các trường phải nắm vững số lượng học sinh có nguy cơ bỏ học cao và số lượng học sinh đã bỏ học trước và sau Tết Nguyên đán, cùng phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và cha mẹ học sinh xác định nguyên nhân, đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, tổ chức động viên số học sinh có nguy cơ bỏ học tiếp tục học tại trường và huy động số học sinh bỏ học trở lại trường.

453 học sinh bỏ học trong học kỳ I

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bình Phước, hiện nay tỉ lệ học sinh bỏ học ở Bình Phước đã ở mức thấp so với tỉ lệ bỏ học trung bình của cả nước. Năm học 2012-2013 số lượng học sinh bỏ học là 0,51%, tỉ lệ này tương đối tốt so với tỉ lệ bỏ học bình quân cả nước. Học kỳ I năm học 2013-2014, số lượng học sinh bỏ học cấp tiểu học 10 em, cấp trung học cơ sở 287 em, trung học phổ thông 176 em. Tổng cộng trong học kỳ I số lượng học sinh bỏ học là 473 em.

Học sinh lớp 6 bỏ học nhiều nhất

Trong thời gian học, học sinh bỏ học 1-2 tháng, giáo viên vận động đi học lại, sau đó tiếp tục bỏ học 1-2 tháng. Chuyện học sinh một tuần bỏ học 2-3 ngày là chuyện bình thường ở Trường THCS Lộc Hòa. Bỏ học nhiều nhất là học sinh lớp 6, có trường hợp học sinh lớp 6 thấy học sinh tiểu học ở trường gần đấy được nghỉ học cũng tự ý nghỉ mà không cần xin phép. Năm học 2012-2013, đầu năm trường có 199 em, đến cuối năm còn 188 em.

NGỌC HẬU - BÙI LIÊM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Ngày 13-7, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường.

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Chứng chỉ quốc tế SAT ngày càng được nhiều phụ huynh và học sinh Việt Nam cân nhắc để săn học bổng hoặc xét tuyển đại học trong nước.

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Đại học RMIT Việt Nam khởi động chương trình đào tạo trực tuyến về trí tuệ nhân tạo (AI) cho các nhà giáo Việt Nam.

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar