03/03/2021 15:26 GMT+7

Vắng sân bay chuyên dùng trong quy hoạch sân bay toàn quốc

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Nhiều chuyên gia nói quy hoạch hệ thống sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thiếu sót, chưa đề cập tới sân bay chuyên dùng. Đại diện Bộ Giao thông vận tải giải thích sân bay chuyên dùng không thuộc thẩm quyền của bộ này.

Vắng sân bay chuyên dùng trong quy hoạch sân bay toàn quốc - Ảnh 1.

Các chuyên gia nhấn mạnh cần lập quy hoạch sân bay chuyên dùng cho các hoạt động bay trực thăng, thủy phi cơ, máy bay nhỏ, taxi bay, ôtô bay trong tương lai - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Tại hội thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng 3-3, TS Trần Quang Châu - chủ tịch Hội Khoa học và công nghệ hàng không Việt Nam - cho biết dự thảo quy hoạch sân bay toàn quốc mà Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến chưa quan tâm đến hoạt động của hàng không chung.

Tương tự, ông Trần Tuấn Linh - nguyên trưởng phòng khoa học công nghệ và môi trường của Cục Hàng không Việt Nam - cho rằng quy hoạch thiếu sân bay chuyên dùng (khu vực mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo sử dụng cho máy bay, thủy phi cơ, trực thăng hoạt động để phục vụ mục đích vận chuyển hành khách, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng). 

Trong khi đó, nhu cầu trong tương lai về bay trực thăng, máy bay doanh nhân, bay taxi, bay phục vụ nông lâm nghiệp, địa chất, huấn luyện, thể thao sẽ rất lớn.

Theo ông Linh, trong tương lai các sân bay chuyên dùng phục vụ cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng bằng động cơ điện hoặc đường băng ngắn sẽ trở nên cấp thiết ở châu Á và Việt Nam. 

Giải thích các góp ý trên, ông Nguyễn Bách Tùng - phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) - cho biết: Luật hàng không giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay Việt Nam trình Thủ tướng phê duyệt, trừ sân bay chuyên dùng. 

"Nói đến hàng không chung và sân bay chuyên dùng trong đồ án quy hoạch này rất khó vì lĩnh vực này do Bộ Quốc phòng chủ trì và quản lý" - ông Tùng giải thích.

Với vai trò từng là chủ nhiệm quy hoạch 19 sân bay và 4 quy hoạch hàng không lớn của Việt Nam từ năm 1997 tới nay, ông Tùng cho biết năm 1997 quân đội có làm quy hoạch hệ thống sân bay quân sự toàn quốc, bản thân ông từng là chủ nhiệm đồ án này nhưng không phê duyệt được. 

"Luật quy định hệ thống sân bay quân sự, chuyên dùng giao cho Bộ Quốc phòng nhưng hơn 15 năm nay quân đội không triển khai hệ thống này. Việc đưa hệ thống hàng không chung, sân bay chuyên dùng vào quy hoạch hàng không lần này thì không thể đi đến kết thúc được vì không thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện" - ông Tùng cho biết thêm hiện nay 100% sân bay ở Việt Nam là sân bay lưỡng dụng, kể cả sân bay do tư nhân làm như Vân Đồn.

Hiện nay cả nước có 22 sân bay đang khai thác gồm 9 sân bay quốc tế, 13 sân bay nội địa. Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2018, đến năm 2030 cả nước có 28 sân bay.

Nếu khoanh vùng bán kính 100km cho 28 sân bay theo quy hoạch hiện tại thì tỉ lệ dân số Việt Nam tiếp cận sân bay trong bán kính này là khoảng 95,94%, cao hơn mức bình quân thế giới 75%.

Với quy hoạch sân bay toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tư vấn lập quy hoạch đã đề xuất đến năm 2030 cả nước có 26 sân bay.

So với quy hoạch hiện tại, số lượng sân bay giảm từ 28 xuống còn 26 do sân bay Nà Sản (Sơn La) và Lai Châu được đề xuất quy hoạch xây dựng trong giai đoạn sau năm 2030.

Định hướng đến năm 2050 cả nước có 30 sân bay gồm 15 sân bay quốc tế và 15 sân bay nội địa. So với giai đoạn đến năm 2030, hệ thống sân bay cả nước có thêm 4 sân bay Nà Sản, Lai Châu, Cao Bằng và sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô (được nghiên cứu vị trí khi có nhu cầu, dự kiến vào năm 2040).

Tổng diện tích 26 sân bay đến năm 2030 khoảng 19.930ha, cho 30 sân bay đến năm 2050 khoảng 24.057ha; ước tính chi phí đầu tư giai đoạn 2020-2030 khoảng 365.100 tỉ đồng, ước tính chi phí đầu tư giai đoạn 2030-2050 khoảng 866.360 tỉ đồng.

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Tân Sơn Nhất

TTO - Theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2021-2030 vừa được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được bổ sung hệ thống radar thời tiết, sân đỗ ôtô, luồng ra vào phù hợp.

TUẤN PHÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar