30/08/2010 05:14 GMT+7

Văn học, Phật giáo - những kỳ vọng từ đất Thăng Long

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TT - Hội thảo “Văn học, Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” vừa khai mạc tại Bình Dương hôm 28-8, quy tụ gần 300 nhà nghiên cứu văn học, Phật giáo với hơn 36 tham luận do Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM phối hợp với Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tổ chức.

Phóng to
Hòa thượng Thích Trí Quảng (bìa phải) phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: L.Điền

Có bốn nhóm chủ đề được đề cập: Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý - Trần và những triều đại về sau; Văn học Phật giáo và 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Văn học cổ điển viết về Thăng Long - Hà Nội; Văn học hiện đại viết về Thăng Long - Hà Nội.

Nhiều thành tựu văn học thời Lý - Trần cho đến thời hiện đại được các học giả, nhà nghiên cứu nêu lại và phân tích trong mối quan hệ với Thăng Long - Hà Nội trong nhiều chiều: cảm hứng văn học, chủ đề sáng tác... Như các tham luận về phần văn học cổ điển: “Biểu tượng đa nghĩa của Thăng Long trong thơ Nguyễn Du” (GS Nguyễn Huệ Chi), “Văn học Phật giáo VN đồng hành với 1.000 năm Thăng Long” (hòa thượng Thích Phước Sơn), “Văn học Phật giáo đã viết nên chương mở đầu xuất sắc của nền văn học VN” (Lê Sơn), “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh - một biểu hiện của xu hướng dung hợp tư tưởng” (Nguyễn Đức Mậu)...

Và đặc biệt, có rất nhiều tham luận đánh giá cao những tác phẩm văn học VN hiện đại với đề tài Thăng Long - Hà Nội: “Tiểu thuyết viết về Lý Công Uẩn của Phạm Minh Kiên và cảm hứng dân tộc trong tiểu thuyết lịch sử Nam kỳ trước 1945” (Đoàn Lê Giang), “Tư tưởng Phật giáo VN thời Lý - Trần qua vở kịch Rừng trúc” (Nguyễn Thị Lam Anh), “Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp như một dụ ngôn về lịch sử và quá trình viết lại lịch sử” (Phạm Ngọc Lan).

Trong đó có một bộ phận văn học miền Nam cũng gắn với Thăng Long - Hà Nội như: “Hình ảnh Thăng Long - Hà Nội trong văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975” (Nguyễn Thị Thu Trang), “Thăng Long - Hà Nội trong sáng tác của một số nhà văn dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954-1975)” (Phạm Thanh Hùng), “Đôi thi sĩ đất Hà Tiên và Thăng Long - Hà Nội” (Võ Văn Nhơn)...

Trong lời phát biểu khai mạc, hòa thượng Thích Trí Quảng - phó chủ tịch hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo VN - nhận định: “Phật giáo VN luôn đồng hành cùng dân tộc, đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi cùng dân tộc, thăng trầm cùng dân tộc trải qua nhiều thời đại và trong mọi hoàn cảnh. Sự an nguy của dân tộc cũng chính là nỗi lo canh cánh trong lòng những người con Phật, bởi tất cả đều mong muốn một đời sống thanh bình, an lạc...”.

Và PGS Trần Hữu Tá trong báo cáo đề dẫn đã dẫn lời GS Phong Lê cho rằng: “Cuộc hành trình theo gương mặt xã hội và chân dung tinh thần con người Hà Nội trải rộng suốt chiều dài lịch sử của nền văn học... giúp mọi thế hệ người đọc hiểu bản lĩnh dân tộc Việt và cốt cách con người Việt”.

Ban tổ chức đã đúc kết từ hội thảo các bài học quan trọng: bài học về bảo vệ đất nước, ngoại giao quốc tế, khoan dung tôn giáo, về dân chủ, chính trị, minh triết, sự đồng hành. Trong đó có những ý tưởng tốt như: “Cả hai triều đại Lý - Trần đất nước ta vững mạnh về chính trị, kinh tế và giáo dục, các vị vua minh triết để lại nhiều áng văn bất hủ cho nền văn học nước nhà. Các nhà vua khéo léo trong việc dùng đạo để giúp đời và lấy dữ liệu đời để soi sáng đạo...”.

Kết thúc hội thảo, ban tổ chức cũng có ba kiến nghị quan trọng được đề nghị lên Chính phủ và các cơ quan chức năng: dựng thêm tượng anh hùng, danh nhân và dùng tên của họ để đặt tên đường; có chính sách thích hợp để phát triển Phật học, trước mắt nên sớm cấp mã đào tạo cho ngành Phật học.

Trong đó, vấn đề phát triển giáo dục Phật giáo đang được nhiều người quan tâm, bởi tại nhiều nước Phật học được xem là khoa độc lập có cấp đào tạo từ cử nhân đến tiến sĩ. Và Học viện Phật giáo VN hiện nay chỉ là nơi dạy Phật học như một ngành triết học hay khoa học xã hội và nhân văn. Sự phát triển ngành Phật học đồng nghĩa với phát triển tri thức và khoa học.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar