20/11/2012 02:54 GMT+7

Văn học dân tộc thiểu số ở đâu?

INRASARA
INRASARA

TT - Nó ở khắp nơi, từ Trung ra Bắc cho đến tận miền Tây xa xôi của Tổ quốc. Nhưng khá mờ nhạt. Cho dù có không ít nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số đoạt giải cao của Hội Nhà văn VN. Hơn nữa, hai nhà văn khu vực này cũng đã đoạt Giải thưởng ASEAN. Nhưng tiếng nói của nó vẫn yếu. Yếu, nên cần đến... hội nghị. Cả thường niên lẫn bất thường.

Hội nghị ban chấp hành mở rộng của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số VN vừa diễn ra sáng 18-11-2012 tại văn phòng Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP.HCM, xới lại vấn đề tưởng đã cũ nhưng luôn luôn mới đó: Văn học dân tộc thiểu số VN đang ở đâu? Nó đóng vai trò gì trong việc bảo tồn và phát huy tính đa dạng của nền văn học đa dân tộc của đất nước hình chữ S này? Làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng và chăm sóc tài năng văn học nghệ thuật trong cộng đồng dân tộc thiểu số?

Bản sắc văn hóa dân tộc luôn là vấn đề vừa nền tảng và ưu tiên, nhất là với các nghệ sĩ là người dân tộc thiểu số. Khi môi trường sống thuần phác của vùng người đồng bào bị phá vỡ, thậm chí có khu vực bị đô thị hóa quá nhanh, nhanh đến không kịp... thở. Kinh tế, xã hội, lối sống... gần như bị đảo lộn, hiện tượng tiêu cực xã hội đang lây lan đến tận vùng miền hẻo lánh nhất. Cộng đồng ấy đang cần đến tác phẩm văn học nghệ thuật hay, đẹp để nhận diện, đẩy lùi cái xấu và xiển dương cái tốt, cái đẹp. Nhà văn trong cộng đồng cần theo kịp và vượt qua hiện thực nóng hổi kia. Muốn thế, nền văn học cần đến nhiều con người tài năng. Bởi chỉ tài năng mới có tiếng nói và phương thức nghệ thuật ảnh hưởng lan rộng đến xã hội, cộng đồng. Vậy, đâu là người tài?

Người tài, có. Nhưng tác phẩm của họ đã để lại dấu ấn gì trong cộng đồng? Văn tài, có. Lý do gì không ít người chưa có tên trong hội? Đó là ý kiến chung nhất bên cạnh ý kiến về nâng cao chất lượng hội viên và nâng tầm giải thưởng thường niên của hội.

Ông Lưu Xuân Lý - giám đốc Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc - đi vào công việc cụ thể hơn. Ông nói: năm 2011, nhà xuất bản đã in hai tuyển thơ và văn xuôi của tác giả dân tộc thiểu số; dù rất cố gắng cả hai vẫn chưa thoát khỏi tầm phong trào. Mà văn chương mãi ở dạng phong trào thì không hi vọng chinh phục được ai cả. Về khía cạnh này, người viết thêm: Chúng ta thường xuyên đề cập đến chất lượng, nhưng hỏi đâu là chất lượng? Hội có nên thử in tuyển các nhà văn dân tộc thiểu số đặc sắc nhất thời gian qua? - Đây, văn chương của chúng tôi đây. Xem chúng có thể chinh phục được đại đa số độc giả cả nước được không. Muốn chào hàng thì hàng phải đạt chất lượng cao, không thể khác.

Chất lượng, chất lượng và chất lượng... Trước đây, người dân tộc thiểu số Tây nguyên sở hữu kho tàng sử thi khổng lồ có thể “sánh ngang với những tác phẩm sử thi hoành tráng như Ramayana, Kalevala...”. Văn học viết phát triển sớm của dân tộc Chăm ở miền Trung là rất đáng kể. Rồi Xinh Nhã, Xống Chụ Xon Xao, Đẻ đất đẻ nước, Mo Mường... của các dân tộc phía Bắc. Hôm nay, văn học dân tộc thiểu số đang có gì? Và văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số làm gì để cống hiến vào nền văn học đa dân tộc VN ngày mai?

INRASARA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar