08/09/2014 19:53 GMT+7

Trưng bày tư liệu, hình ảnh Cải cách ruộng đất 1946-1957

HÀ HƯƠNG
HÀ HƯƠNG

TTO - 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất được trưng bày trong triển lãm Cải cách ruộng đất 1946-1957, khai mạc sáng 8-9.

Quần áo của nông dân nghèo - Ảnh Việt Dũng

Đây là những tư liệu được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN (25 Tông Đản, Hà Nội), Cục Lưu trữ Văn Phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính Phủ, Văn Phòng Quốc Hội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Bảo tàng Hồ Chí Minh và bảo tàng các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình…

Những hình ảnh về cuộc sống của giới địa chủ Việt Nam được trưng bày đối diện với đời sống của người bần cố nông. Những tấm áo tả tơi vá chằng vá đụp đối diện với những áo dài, áo the bằng lụa. 

Những đồ dùng bằng ngọc, lò sưởi, tẩu thuốc đối diện với mái nhà tranh đơn sơ. Đặc biệt, để công chúng hiện tại hiểu hơn về đời sống của người nông dân, ngoài trang phục, đồ dùng thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN đã cho dựng nên một nếp nhà tranh, vách đất, kiểu nhà phổ biến của người nông dân thời trước. 

Bên cạnh đó là những hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất và thành quả của nó. Những người nông dân lần đầu tiên có ruộng, lần đầu tiên có con trâu của chính mình đang cười rạng rỡ trên những cánh đồng sau cải cách. 

Tuy nhiên, triển lãm cũng dành một phần để nhắc lại những sai lầm và công cuộc sửa sai trong cải cách ruộng đất.

Tuy vậy, so với kỳ vọng của công chúng, phần trưng bày này khá ít ỏi. Chỉ có những giấy tờ, chỉ thị liên quan trong thời kỳ đó. 

Ông Lê Như Tiến (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) cùng nhiều quan khách tham quan triển lãm - Ảnh Việt Dũng
Không gian nhà tranh vách đất của người nông dân xưa được dựng lên trong không gian triển lãm - Ảnh Việt Dũng
Không gian nhà địa chủ Việt Nam trước Cải cách ruộng đất. - Ảnh Việt Dũng
Những hiện vật, hình ảnh về đời sống tầng lớp địa chủ - Ảnh Việt Dũng
Công chúng xem hiện vật, hình ảnh về Cải cách ruộng đất - Ảnh Việt Dũng

Chính sách ruộng đất của Việt Nam tiến hành qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ năm 1946-1949: tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân. 

Giai đoạn 2 từ năm 1950-1953: thực hiện giảm tô giảm tức, hoãn nợ và xóa nợ, thu thuế nông nghiệp, trong đó đánh thuế nặng đối với địa chủ. 

Giai đoạn 3 (ở miền Bắc) từ năm 1954-1957: phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất triệt để với các hình thức khác nhau như hiến ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua, chia ruộng đất cho tầng lớp cố nông, bần nông và trung nông lớp dưới. 

Kết thúc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, hơn 810 nghìn ha ruộng đất của thực dân và địa chủ, ruộng đất công và nửa công, nửa tư đã được chia cho 2,22 triệu hộ nông dân lao động (chiếm 72,8% số hộ ở nông thôn).

Những hiện vật, hình ảnh về đời sống tầng lớp địa chủ - Ảnh Việt Dũng
Công chúng tham quan những hiện vật, hình ảnh về Cải cách ruộng đất - Ảnh Việt Dũng
Du khách nước ngoài trong triển lãm - Ảnh Việt Dũng
Những hiện vật trong gia đình địa chủ. - Ảnh Việt Dũng
Những hiện vật trong gia đình địa chủ. - Ảnh Việt Dũng
Những hiện vật trong gia đình địa chủ. - Ảnh Việt Dũng
- Ảnh Việt Dũng
- Ảnh Việt Dũng
HÀ HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Giữa cái nóng oi ả của mùa hè, không gì dễ chịu hơn việc nhâm nhi một tô bingsu, món đá bào mịn màng phủ đầy các loại topping bắt mắt với hương vị ngọt ngào, mát lạnh.

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Tom Parker Bowles, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng, cũng là con của Hoàng hậu Camilla - vợ Vua Charles III - nói: ‘Ẩm thực đường phố là bình dân nhưng bình dân không có nghĩa là tệ’.

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Từ những năm 1990, nhiều loại chè trong Nam được du nhập ra Bắc nhưng quán Chè Mười Sáu vẫn bán những món chè truyền thống của người Hà Nội.

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cuối tuần, đường Lê Hồng Phong, Vũng Tàu (TP.HCM) nhiều người xếp hàng giữa trưa nắng chờ mua bánh bông lan trứng muối. Loại bánh này có gì ngon mà phải mất công vậy?

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar