01/09/2016 21:07 GMT+7

​Tính toán kỹ việc xây thêm cáp treo tại Yên Tử

K.HƯNG
K.HƯNG

TTO - Chiều 1-9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu ý kiến như vậy sau khi nghe báo cáo về đề xuất xây mới hai tuyến cáp treo tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). 

Hệ thống cáp treo hiện tại ở Yên Tử - Ảnh: PHẠM HỌC

Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, Công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm (chủ đầu tư 2 tuyến cáp treo đang hoạt động tại Yên Tử) đã chính thức đề xuất lên UBND tỉnh Quảng Ninh việc tại khu di tích này.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc xây thêm cáp treo sẽ phá vỡ cảnh quan Yên Tử, gây khó khăn cho việc đề nghị UNESCO công nhận Yên Tử là di sản thế giới.

Tại buổi làm việc, đại diện chủ đầu tư đã báo cáo cho biết 2 tuyến cáp hiện tại có công suất mỗi tuyến là 2.200 người/giờ, không đáp ứng được nhu cầu của du khách trong mùa lễ nên cần nâng công suất vận chuyển nhằm giải tỏa ách tắc ở tuyến đường bộ.

Theo dự kiến, 2 tuyến mới sẽ chạy song song với 2 tuyến cũ. Tổng chiều dài của cả 2 tuyến mới là hơn 2000m với 14 trụ cột. Tổng vốn đầu tư 600 tỉ đồng.

Đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho rằng việc xây mới 2 tuyến cáp treo sẽ tăng áp lực về môi trường nên chủ đầu tư phải có giải pháp bảo vệ môi trường rất cụ thể. Theo đó, khi lập dự án phải kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết (trụ trì chùa Yên Tử) cho rằng việc xây mới cáp treo phải đảm bảo tính tâm linh. Thượng tọa đề nghị ga cuối của tuyến phải đặt xa chùa Đồng (trên đỉnh Yên Tử) để đảm bảo không tập trung quá nhiều du khách tại đây vào cùng một thời điểm, có thể mất an toàn do khu vực này hẹp, một bên là núi, một bên là vực.

Cũng theo Thượng tọa, đỉnh của nhà ga cuối không được cao hơn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nằm trên tuyến bộ hành đường đá tự nhiên lên chùa Đồng.

Kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Yên Tử là kinh đô phật giáo của Việt Nam nên việc xây dựng cáp treo phải cân đối giữa lợi ích bảo tồn và phát huy. 

Phó thủ tướng đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan để hoàn thiện hồ sơ, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch làm thủ tục trình Thủ tướng xem xét phê duyệt.

K.HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar