16/12/2015 07:43 GMT+7

Những phong tục Giáng sinh kỳ lạ vòng quanh thế giới 

BÙI MINH ĐỨC
BÙI MINH ĐỨC

TTO - Với nhiều người, Giáng sinh luôn gắn liền với cây thông Noel, ông già tuyết... Nhưng những phong tục Giáng sinh độc đáo sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị hơn trong dịp lễ quan trọng này.

Người dân vùng Catalan (Tây Ban Nha) có truyền thống đặt một con búp bê gỗ, được trang trí mặt và đội mũ Noel, trên bàn ăn từ hai tuần trước lễ Giáng sinh. Những con búp bê được “cho ăn” mỗi ngày với hoa quả, các loai hạt và đồ ngọt. Trong đêm Giáng sinh, toàn bộ gia đình sẽ dùng gậy vụt vào những con búp bê và hát những bài hát Giáng sinh truyền thống.

Tại thủ đô Caracas của Venezuela, người dân có thói quen đi lễ nhà thờ cho tới bình minh trong dịp Giáng sinh. Đặc biệt, thay vì đi bộ hay xe, họ sử dụng giày patin làm phương tiện di chuyển. Những con đường cũng được quét dọn sạch sẽ cho những người đi lễ di chuyển an toàn trong đêm.

Trong bữa tiệc giáng sinh truyền thống của người Bồ Đào Nha-consoda, các gia đình sẽ bày bàn ăn với những chiếc đĩa để không cho những người thân đã mất. Người ta tin rằng phong tục này sẽ mang lại cho gia đình nhiều điều may mắn trong năm mới.
Mặc dù không phải là ngày quốc lễ với ít tín đồ theo Thiên Chúa Giáo, giáng sinh vẫn được coi là dịp lễ quan trọng tại Nhật Bản. Người dân Nhật không sử dung thiệp giáng sinh màu đỏ bởi vì màu đỏ liên quan tới cái chết và thường được gửi tới những gia đình có tang. Tại Nhật Bản, ông già Noel còn có tên gọi “Santa Kurohsu”. Santa Kurohsu có con mắt đằng sau đầu và nhìn ra được những đứa trẻ không ngoan.
Người Na Uy tin rằng dịp Giáng sinh trùng với thời điểm những linh hồn quỷ dữ và phù thủy đến với thế giới loài người. Do đó, các gia đình thường giấu hết các loại chổi trước khi đi ngủ.
Tại Đức, lễ giáng sinh được bắt đầu từ đêm mùng 5 tháng 12 khi trẻ em đặt một chiếc bốt hay giầy bên ngoài phòng ngủ. Sáng hôm sau, những đứa trẻ ngoan sẽ nhận được một nhánh cây treo đầy kẹo như là phần thưởng cho chúng, còn những đứa bé hư sẽ chỉ nhận được một cành cây trơ trọi và không có gì.
Bên cạnh những dải đèn màu, quả cầu trang trí, ruy băng lóng lánh, người Ukraina trang trí cây thông noel với những mạng nhện và chú nhện giả. Đây được coi là vật mang lại may mắn cho gia chủ. Truyền thống này bắt nguồn từ câu chuyện về một người phụ nữ nghèo không đủ tiền trang trí cây thông noel. Buổi sáng giáng sinh, cô ngạc nhiên khi phát hiện cây thông trong nhà đã được bao phủ và trang trí bởi những mạng nhện rực rỡ, lóng lánh.
Phụ nữ cộng hòa Séc tham gia một nghi lễ đơn giản trong dịp giáng sinh để mong cho con đường tình duyên thuận lợi trong năm sau. Những thiếu nữ chưa chồng sẽ đừng đằng sau cánh cửa và ném một chiếc giày qua vai họ. Nếu chiếc giày rơi xuống với mũi chỉ về phía cánh cửa, người dân tin rằng cô gái đó sẽ kết hôn trong năm tới.
Tại Ý, nhân vật La Befana nổi tiếng là một bà phù thủy tốt, chuyên đi phát quà trong dịp lễ giáng sinh.
Trong đêm giáng sinh, những gia đình Estonia sẽ tắm xông hơi truyền thống. Hoạt đồng này được diễn ra trong cả dịp năm mới và giữa hè.
Các món ăn giáng sinh trên đảo Greeland khác xa so với những món ăn truyền thống tại Anh. Người dân trên đảo sẽ thưởng thức Mattak- da cá voi sống, ăn kèm với mỡ cá voi; và kiviak, món ăn được chế biến bằng cách bọc một con chim biển trong da hải cẩu, sau đó chôn trong vài tháng. Khi ăn, phần thịt chim đã bị mục ruỗng và phân hủy.

Tại nhiều vùng nông thôn Xứ Wales, một dân làng sẽ được lựa chọn mỗi dịp Giáng sinh để thực hiện nghi lễ Mari Lwyd. Họ sẽ diễu hành trên đường phố với một chiếc đầu ngựa cái được cắm vào cọc gỗ, vừa đi vừa hát những bài hát truyền thống. Những tấm khăn trắng sẽ được phủ lên thân cột và người được chọn sẽ đỡ chiếc cột dọc đường diễu hành.

Đắm mình trong làn nước lạnh giá dịp giáng sinh đã trở thành một phong tục thường niên tại Anh, Ireland và Pháp.
Một trong những truyền thống giáng sinh kỳ lạ nhất liên quan tới nhân vật Black Peter tại Hà Lan và Luxembourg. Black Peter có nguyên mẫu là một người Moor từ Tây Ban Nha. Ông cùng ông gia Noel tham gia vào lễ hội Sinterkassavond diễn ra vào mùng 5 tháng 12 và đi phát kẹo và quà cho trẻ em. Nhân vật này đã dấy lên nhiều tranh luận trong những năm qua khi hình ảnh một người đàn ông với lớp hóa trang màu đen được coi là không phù hợp.
BÙI MINH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar