18/01/2016 16:55 GMT+7

Đi câu cá hồi, khám phá lễ hội Hwacheon Sancheoneo 

KIM TEAYOUNG
KIM TEAYOUNG

TTO - Đọc thấy thông tin lễ hội trên một trang mạng Hàn Quốc. Mùa đông lạnh, ít việc, lại thấy nơi tổ chức cũng không quá xa (4 giờ đi xe) nên chúng tôi quyết định “xả hơi” một chuyến.

Không chỉ giá rét, câu cá trên băng còn là một nghệ thuật - Ảnh: minnesota.cbslocal.com

Với người bản xứ cũng như du khách yêu cái lạnh thì khi những bông hoa tuyết rải đều một màu trắng lên khắp đất nước Hàn Quốc cũng là lúc người dân và du khách phấn khích chờ đợi một sự kiện dành cho mùa đông lớn nhất trong năm - lễ hội tuyết Daegwallyeong.

Pyeongchang nằm ở tỉnh Gangwon-do, là một trong những nơi có tuyết rơi và phong cảnh mùa đông đẹp nhất Hàn Quốc. Đây cũng là nơi sẽ diễn ra Thế vận hội Olympic mùa đông năm 2018. 

Không biết có từ khi nào, nhưng lễ hội được tổ chức thường niên tại thành phố Pyeongchang. Lễ hội chia ra nhiều khu vực, một bên là nơi trưng bày những công trình nghệ thuật làm từ băng như các đường hầm băng, mô hình băng và nhiều nhất vẫn là mô hình anh chàng người tuyết vui nhộn Olaf... để du khách tham quan khám phá và chụp ảnh lưu niệm.

Đường trượt rộng và dài - Ảnh: Kim TeaYoung
Khu trượt tuyết có độ dốc cao - Ảnh: Kim Teayoung
Khu trượt tuyết luôn luôn náo nhiệt - Ảnh: Kim TeaYoung
Khu điêu khắc tuyết luôn thu hút du khách chụp ảnh - Ảnh: Kim Teayoung
Du khách tham quan những con đường băng - Ảnh: Kim TeaYoung

Các phần còn lại là khu vui chơi với hàng loạt môn thể thao vận động như trượt băng, trượt tuyết, đắp tượng tuyết, điêu khắc trên băng, chơi xe trượt tuyết hoặc trải nghiệm các môn thể thao của Olympic mùa đông như khúc côn cầu trên băng…

Do không quen, chúng tôi chọn cách trải nghiệm không kém phần thú vị là câu cá hồi trên dòng sông băng. 

Đó là loại cá hồi núi nước ngọt, một giống cá đặc sản của tỉnh Gangwon-do, chỉ sống ở những nơi nước ngọt và sạch với nhiệt độ trung bình dưới 20 độ C. Do chỉ sống được trong nước băng giá nên khi thời tiết ấm áp, loài cá này sẽ không xuất hiện mà sẽ ẩn mình ở phía dưới sâu của lòng sông.

Thời điểm diễn ra lễ hội câu cá hồi trên băng năm nay là từ ngày 4 đến 26-1. Trước đó, ban tổ chức lễ hội đã thả xuống dòng sông hơn 32 tấn cá hồi để người tham gia tha hồ câu và bắt. Người thắng cuộc sẽ là người bắt được nhiều cá nhất.

Bình thường, khu vực diễn ra lễ hội câu cá là một khúc sông khá xa thị thành, thậm chí khá hẻo lánh. Băng giá rơi đều suốt mùa đông nên mặt sông đông cứng thành một lớp băng dày, an toàn cho người ngồi trên băng để câu cá. 

Hôm chúng tôi đến là giữa mùa câu cá, tuy thời tiết giá lạnh nhưng đã có tới hàng ngàn người nô nức kéo đến lễ hội Hwacheon Sancheoneo, mang theo đủ loại dụng cụ với hi vọng sẽ câu được những con cá hồi to nhất. 

Với những du khách và những người không kịp chuẩn bị đã có cửa hàng cung cấp dụng cụ bán với giá phải chăng. Đó là ghế ngồi câu, cần câu (cần câu cá hồi khác với cần câu thường), xô đựng và những thứ tiện dụng khác.

Còn cách câu, bạn chỉ cần một chút kỹ thuật cộng với may mắn.

Biểu tượng cá hồi tuyết - Ảnh: Kim TeaYoung
Thi bắt cá bằng tay - Ảnh: straitstimes.com
Câu cá trên băng - Ảnh: Kim TeaYoung
Mặt băng đóng dày nên đứng câu cá không hề nguy hiểm - Ảnh: Kim TeaYoung
Thành quả tuyệt vời của một cậu nhóc - Ảnh: koreabizwire.com

Nếu tự tin, bạn hãy chọn một điểm để đào một giếng nhỏ trên băng, dù rất nhọc công vì băng khá cứng. Còn không cứ chọn một giếng đã được đào sẵn. Câu được cá, mọi người có thể mang ra nhờ khu vực nhà bếp của ban tổ chức chế biến giúp. Tại đây thường xuyên có món cá nướng giấy bạc, gỏi cá...

Nếu như không câu được cá, bạn cũng có thể vào quầy phục vụ ăn uống với giá cả phải chăng, không thì mang sẵn thức ăn từ nhà.

Với một số "ngư ông" sành sỏi, việc quan sát giếng câu xem cá có đến không cũng là một bí quyết. Rồi xem hướng gió, dòng chảy để từ đó sẽ phải di chuyển từ giếng câu này qua giếng câu khác để theo dõi sự di chuyển của cá...

Nếu trúng luồng, họ có thể thò vợt xuống dòng nước lạnh buốt để bắt cá dù điều này rất hiếm xảy ra.

Tôi không may mắn lắm, chịu cả giờ ngoài trời giá rét nhưng không thu hoạch được con cá nào, sau cùng thì quyết định vào lều cho ấm. Trong khi giữa trời đông gió lạnh hun hút, rất nhiều người Hàn đã quen với cái lạnh vẫn trò chuyện, thăm hỏi í ới và trao đổi các kinh nghiệm câu cá.

Xem ra ban tổ chức đã thắng lớn, vì đây là một lễ hội đặc trưng, rất thú vị vì có tính độc đáo hiếm có, thu hút hơn 1 triệu khách du lịch trong nước và quốc tế ghé tham gia hằng năm.

KIM TEAYOUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar