10/11/2024 15:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Văn hóa hay thiên nhiên là hàng hóa thì 'đắp' lên người cũng giống một đôi giày đúng mốt thôi

'Khi xem thiên nhiên là hàng hóa tiêu dùng thì con người sẽ không nhìn nhận đúng và trân trọng vẻ đẹp thực thụ của chúng, nhất là những thứ không có giá trị hữu hình, không thể quy đổi bằng tiền' - TS Đặng Hoàng Giang chia sẻ.

Văn hóa hay thiên nhiên là hàng hóa thì 'đắp' lên người cũng giống một đôi giày đúng mốt thôi - Ảnh 1.

Từ trái qua: MC Thùy Minh, tác giả Đặng Hoàng Giang chia sẻ với độc giả - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 10-11, tại Trường đại học Hoa Sen diễn ra sự kiện ra mắt sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - Hay vì sao chúng ta cần thay đổi cách thưởng thức thiên nhiên? với tác giả, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang.

Tác phẩm mới nhất của Đặng Hoàng Giang mượn những cuộc trò chuyện của đôi bạn trẻ hư cấu là Tò Mò và Suy Ngẫm để chỉ ra hệ lụy từ cách mà con người đang thưởng thức vẻ đẹp của phong cảnh và sinh vật trong thời điểm công nghệ bùng nổ.

Từ đó, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một cách cảm thụ thiên nhiên để thấy rằng cảnh sắc tầm thường cũng có những vẻ đẹp rất đáng trân trọng.

Chúng ta đã đánh mất cảm giác sống trên Trái đất như thế nào?

"Đến với thiên nhiên hay shopping thắng cảnh?" là tựa đề của chương 1 trong sách và cũng là vấn đề mà Đặng Hoàng Giang đặt ra trong buổi trò chuyện.

Nếu xem thiên nhiên là hàng hoá tiêu dùng thì con người sẽ bỏ lỡ vẻ đẹp thực thụ của chúng - Ảnh 2.

Sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - Ảnh: HỒ LAM

Theo tác giả, phần lớn con người cho rằng cách để đến với thiên nhiên là đi du lịch.

Vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20, trào lưu xê dịch lan ra toàn thế giới. Việt Nam hội nhập và giới trẻ Việt bắt đầu lên xe máy đi phượt.

Người Việt cả trẻ lẫn già đều đã quên lời khuyên của Khổng Tử khi xưa: "Khi cha mẹ còn sống thì đừng có đi chơi xa".

Họ dần nhập tâm với quan điểm của Thomas Cook, một thương gia Anh phát kiến ra ý tưởng tổ chức tour "trọn gói":

"Trong thời đại của đổi thay này, khi mà cả thế giới đang không ngừng chuyển động, ở yên một chỗ là một cái tội...".

"Ở Việt Nam, so với đầu thập niên 1990, lượng du khách nội địa hằng năm đã tăng... hơn 100 lần.

Du lịch trở thành một triết lý sống, một mục tiêu, một hành vi đặc trưng của thời hiện đại. Nó được coi là một nguyên liệu của cuộc sống hạnh phúc, viên mãn" - Đặng Hoàng Giang nhận định.

Khi du lịch trở thành một chỉ dấu của vị thế xã hội thì "những chuyến đi tay không" là không đủ mà phải được tường thuật rộng rãi trên mạng xã hội, gọi theo cách ví von là "sân khấu cuộc đời" của mỗi con người.

Lấy ví dụ về những bức ảnh "sống ảo" trên tuyến tàu Ella-Kandy ở Sri Lanka, một trong những đường tàu hỏa đẹp nhất thế giới, Đặng Hoàng Giang nói: "Chuyến tàu này đi qua những vùng núi non, thác nước vô cùng đẹp và nhiều người đi trên ấy dành toàn bộ thời gian cho việc pose lại theo những dáng chụp hình từ các influencer để ra những bức ảnh ưng ý nhất, thay vì dành thời gian để ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài.

Và như vậy, đích đến, dù là văn hóa hay thiên nhiên, trở thành một thứ hàng hóa để tiêu thụ, để 'đắp' lên người giống như một đôi giày đúng mốt thôi.

Chúng ta xài danh lam này, thắng cảnh kia để kể về bản thân và chứng tỏ mình. Thiên nhiên như thế nào không quá quan trọng, quan trọng là những nơi đẹp đẽ đó trở thành đồ trang trí để chúng ta chứng minh là cuộc đời mình đang rất thú vị".

Nếu xem thiên nhiên là hàng hoá tiêu dùng thì con người sẽ bỏ lỡ vẻ đẹp thực thụ của chúng - Ảnh 3.

Tác giả Đặng Hoàng Giang chia sẻ với độc giả trong sự kiện ra mắt sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - Ảnh: HỒ LAM

Đặng Hoàng Giang nói về vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường

Qua những cuộc đối thoại, Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường còn là lời mời gọi chúng ta thay đổi cách cảm nhận thiên nhiên.

Thay vì chỉ trân trọng những phong cảnh "hợp Instagram", tác giả hướng ta tới việc cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, bí ẩn của âm thanh, mùi vị; chuồn chuồn, nhện, bướm di cư;

Đầm lầy, hoa tàn hay lúc xấu trời, những điều mà trước kia ta coi là bình thường, thậm chí là tầm thường, xấu xí.

Đặng Hoàng Giang bày tỏ: "Khi xem thiên nhiên là hàng hóa tiêu dùng thì con người sẽ không nhìn nhận đúng và trân trọng những vẻ đẹp thực thụ của chúng, nhất là những thứ không có giá trị hữu hình, không thể quy đổi bằng tiền".

Ví dụ, những cơn mưa, cái ao trước nhà, đống tro tàn xung quanh hay mùi vị của đất trời... cũng có những vẻ đẹp của riêng nó, mà cần phải cảm nhận, lắng nghe thật chậm rãi bằng cả cơ thể và tâm hồn.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là nhà hoạt động xã hội và tác giả phi hư cấu, viết về các chủ đề xã hội đương đại.

Ông có nhiều tác phẩm được nhiều độc giả yêu mến như: Bức xúc không làm ta vô can; Thiện, Ác và Smartphone điểm đến của cuộc đời; Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ; Đại dương đen; Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường.

Đọc sách mới của Đặng Hoàng Giang: Nhận ra những địa hạt u xám của người trẻ

TTO - 'Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ' - tác phẩm mới nhất của Đặng Hoàng Giang vừa ra mắt bạn đọc vào đầu năm nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar