10/12/2014 09:23 GMT+7

​Ước mơ bên đường ray xe lửa

VŨ NGÔ (Trường THPT số 2 Mộ Đức, Quảng Ngãi)
VŨ NGÔ (Trường THPT số 2 Mộ Đức, Quảng Ngãi)

TT - Cơn đau tim đột ngột diễn ra trong một lần cố sức lao động để kiếm tiền nuôi con ăn học đã mang cha em về với đất. Từ đó gia đình em lâm vào cảnh khốn khó tột cùng.

Bữa cơm đạm bạc của cô bé nuôi ước mơ bên đường ray xe lửa - Ảnh: V.Ngô

Chính quyền địa phương đã hỗ trợ tiền xây cho gia đình em căn nhà nhỏ bên cạnh đường sắt. Để có tiền lo cho con bữa cơm qua ngày, mẹ em phải vất vả ngược xuôi hết gặt lúa thuê, chạy gạch, bơm thuốc ruộng... ai kêu gì làm nấy, nhưng một mình bà kiếm tiền không đủ nuôi con.

Do lao động quá sức nên sức khỏe bà ngày càng yếu, các lò gạch thủ công cũng không còn, vườn không có, cả nhà chỉ biết trông vào 1,5 sào ruộng, con heo nái và mót củi trên núi Vom bán lấy tiền trang trải hằng ngày.

Tôi đến nhà em vào một ngày nghỉ, em không có nhà. Ngồi nói chuyện với mẹ em, trong câu chuyện bà tâm sự: “Hồi đó khi lấy ba mấy đứa, anh là người gầy gò, bị bệnh tim bẩm sinh, gia đình tôi có can ngăn nhưng tôi không lấy anh thì lấy ai, vì tôi đã lớn tuổi và cũng đã có một đời chồng rồi, hai vợ chồng cố công làm kiếm tiền nuôi con.

Trong một ngày mùa hè nắng gắt, vì cố sức nên bệnh đau tim của ông lại tái phát và ông chết trên cánh đồng. Gia đình lâm vào cảnh khốn khó, đói nghèo, nhiều lúc nghĩ quẩn tôi muốn tìm đến cái chết cho xong, nhưng rồi nghĩ đến mấy đứa con mất cha, nay mất mẹ bơ vơ nên tôi cố gắng chịu đựng, kiếm tiền nuôi con ăn học”.

Câu chuyện chưa dứt thì từ xa tôi nhìn thấy em trên chiếc xe đạp cũ với bó củi phía sau, mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt.

Mẹ em nói tiếp: “Mọi khi những ngày nó không đi học, tôi với nó hay lên núi kiếm củi, nhưng hôm nay trở trời nó nói tay mẹ đau nhức, để con lên núi kiếm củi một mình, mỗi lần như thế cũng kiếm được từ 15.000-20.000 đồng đủ để đi chợ vài ngày”.

Bữa ăn của gia đình em chỉ có một chén mắm cái và nồi canh cải nấu với dầu, không biết ăn như thế em có đủ sức khỏe để tiếp tục con đường dài phía trước hay không?

Cho dù hoàn cảnh là thế nhưng em luôn cố gắng vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập, kết quả em đạt đáng tự hào: chín năm liền là học sinh giỏi toàn diện, đoạt giải nhất, nhì trong kỳ thi học sinh giỏi hóa lớp 8, 9 cấp huyện, đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn hóa, năm học vừa qua em đạt 8,3 tổng trung bình các môn.

Nhiều lần em nói với tôi là em sẽ nghỉ học vì gia đình quá khó khăn, mẹ em không lo nổi cho em và đứa em trai của em đang học lớp 6. Sợ em bỏ học nên tôi trích mỗi tháng 150.000 đồng từ đồng lương ít ỏi của giáo viên để động viên em tiếp tục đến lớp.

Ngày ngày em nhìn những chuyến tàu Bắc Nam đưa những ước mơ vào Nam ra Bắc, em cũng ước mơ được đi trên những chuyến tàu đó, để hiện thực hóa ước mơ thay đổi cuộc sống của mình, nhưng hoàn cảnh gia đình em hiện tại quá khó khăn để ước mơ đó có thể thành hiện thực.

Em là Nguyễn Thị Kiều Oanh, học sinh lớp 11B1 Trường THPT số 2 Mộ Đức, Quảng Ngãi.

VŨ NGÔ (Trường THPT số 2 Mộ Đức, Quảng Ngãi)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar