27/05/2022 08:15 GMT+7

Ung thư phổi tăng nhanh, bệnh nhân đến bệnh viện muộn

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) 2020, ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong.

Ung thư phổi tăng nhanh, bệnh nhân đến bệnh viện muộn - Ảnh 1.

Sau dịch, bệnh nhân ung thư đến điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM rất đông - Ảnh: THU HIẾN

Tại Việt Nam, ung thư phổi xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm.

Thời gian gần đây do tác động của COVID-19 và các lệnh phong tỏa, giãn cách…, nhiều bệnh nhân ung thư trong đó có ung thư phổi đã bỏ qua thời gian vàng để điều trị. Theo các chuyên gia y tế, có đến 80% bệnh nhân ung thư phổi đến khám đã ở giai đoạn di căn.

Chủ quan với các triệu chứng

BS Nguyễn Tuấn Khôi - trưởng khoa nội phổi - phụ khoa Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết mỗi tháng bệnh viện này tiếp nhận khoảng 100 trường hợp ung thư phổi, trong đó 80% bệnh nhân đã ở giai đoạn không mổ được vì đã di căn xa đến các cơ quan khác, hoặc xâm lấn quá nhiều tại lồng ngực.

Tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức (TP.HCM), số bệnh nhân đến khám ung thư tại đây mỗi năm khoảng 34.000-35.000 lượt. Riêng năm 2021, do đại dịch COVID-19 và giãn cách xã hội, lượt khám giảm còn khoảng 28.000. Riêng số bệnh nhân ung thư phổi khoảng 5-10 ca mỗi ngày.

Ông N.H.H. (56 tuổi, TP.HCM) thấy mình có biểu hiện bị ho khan triền miên, ho suốt 3 tháng nhưng ông không hề đi khám bệnh mà ra nhà thuốc để mua thuốc ho uống. Sau 6 tháng, sức khỏe càng ngày càng suy kiệt, lại thêm ho ra máu và khó thở khiến ông hoảng sợ và đến bệnh viện khám. Qua chụp X-quang và CT scan cho thấy ông H. đã bị ung thư phổi giai đoạn 4 (có di căn gan). Các bác sĩ đã tiếc cho ông vì đã không đến bệnh viện thăm khám sớm hơn.

Các bác sĩ đã quyết định điều trị cho ông bằng thuốc nhắm trúng đích dạng uống. Sau 3 tháng uống thuốc, khối u đã giảm 50% và sau 6 tháng khối u đã giảm 90%. Các thuốc nhắm trúng đích đã cứu cho nhiều bệnh nhân ung thư phổi khỏi bệnh trong thời gian rất dài và đáng kinh ngạc.

BS Lâm Quốc Trung - Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM - chia sẻ về một ca bệnh vào cuối năm 2021, một bệnh nhân đến khám vì triệu chứng ho và sụt cân. Người này không hút thuốc lá, bị tăng huyết áp 20 năm qua và cả đái tháo đường type 2. Do ho khan kéo dài nên xuất hiện tình trạng khó thở. Sau khi làm các xét nghiệm thường quy và các xét nghiệm chuyên sâu, sinh thiết u phổi trái qua CT scan, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư thùy trên phổi trái giai đoạn 4.

Ung thư phổi tăng nhanh, bệnh nhân đến bệnh viện muộn - Ảnh 2.

Bệnh nhân ung thư đang được điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN

80% bệnh nhân đã bị di căn

BS Khôi cho biết thêm tỉ lệ số ca mắc mới ung thư phổi tại Việt Nam tăng nhanh qua các năm có nhiều nguyên nhân. Trong đó hai nguyên nhân rõ nhất là trình độ chẩn đoán của y học đã nâng cao, ý thức của người dân đến khám bệnh đã tăng lên, dẫn đến số người được chẩn đoán bệnh cũng tăng. Trước 2005 chưa có chụp CT scan, nay thì hầu hết các bệnh viện đều có, kết hợp nhiều thiết bị chẩn đoán hiệu quả hơn.

Ung thư phổi đa số có liên quan đến hút thuốc lá, tại Việt Nam tỉ lệ người hút thuốc có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Theo BS Khôi, trong khoảng thời gian cao điểm dịch tại TP.HCM (từ tháng 4 đến tháng 12-2021) do áp dụng các lệnh phong tỏa, ước tính có 70-80% bệnh nhân ung thư không thể tái khám đúng hẹn, việc điều trị bị trì hoãn khiến bệnh nặng hơn và tăng giai đoạn bệnh.

Việc tầm soát định kỳ để phát hiện sớm ung thư cho những người bình thường cũng không thực hiện được. Một số trường hợp tình cờ phát hiện ung thư phổi do bệnh nhân mắc COVID-19, được chụp hình phổi để kiểm tra và "ra" thêm bệnh.

Những triệu chứng thường gặp của ung thư phổi là ho kéo dài hơn 1 tháng, đau ngực, mệt - khó thở, ho ra máu. Nếu có các triệu chứng trên thì phải đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác. Đôi khi bệnh nhân phát hiện ung thư phổi nhờ… triệu chứng ở những cơ quan mà ung thư phổi di căn đến, như não (bệnh nhân hôn mê, liệt nửa người, nhức đầu), di căn cột sống (đau cột sống, yếu liệt hai chân), di căn hạch (sờ thấy khối ở vùng trên xương đòn).

"80% ung thư phổi liên quan đến hút thuốc. Nếu không ai hút thuốc thì gánh nặng ung thư phổi sẽ giảm đi 80%. Hãy tìm mọi cách để bỏ hút thuốc, nếu chưa hút thuốc thì đừng bao giờ tập hút thuốc. Hiện nay ngoài các thuốc điều trị đích, chúng ta còn có các thuốc điều trị miễn dịch rất hiệu quả. Cách đây 20 năm, điều trị ung thư phổi giai đoạn đã di căn thì chỉ có hóa trị với tác dụng phụ nhiều và nặng, hiệu quả không cao, nhưng hiện nay nhờ các thuốc mới hiệu quả có khá hơn", BS Khôi nói.

BS Nguyễn Triệu Vũ - trưởng khoa ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức - cho biết hiện các phương pháp điều trị ung thư phổi ngày càng phát triển mạnh, điều quan trọng nhất là phải xét nghiệm được loại ung thư phổi nào để có thuốc điều trị phù hợp.

"Đối với các loại thuốc điều trị ung thư phổi, phần lớn hiện nay đã được bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên các thuốc mới và đắt tiền vẫn là rào cản đối với bệnh nhân, vì thu nhập của người bệnh tại Việt Nam chưa được cao. Muốn phát hiện sớm ung thư phổi phải có chương trình tầm soát, hiện nay các kỹ thuật cao, xét nghiệm chuyên sâu thường chỉ tập trung ở những thành phố lớn. Hiện bảo hiểm y tế vẫn chưa chi trả cho việc tầm soát các loại ung thư, chúng tôi cũng mong bảo hiểm cập nhật thêm các danh mục thuốc điều trị ung thư phổi, chi trả thêm cho các xét nghiệm chuyên sâu", BS Nguyễn Triệu Vũ nói.

Ô nhiễm không khí có gây ung thư phổi?

Ngoài nguyên nhân chính hút thuốc lá, theo số liệu mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí hiện đang ở mức nguy hiểm tại nhiều nơi trong khu vực châu Á. WHO ước tính cứ 10 người trên thế giới có 9 người đang hít thở bầu không khí có nồng độ chất gây ô nhiễm cao, dẫn tới 7 triệu người chết trẻ trên toàn cầu do ô nhiễm không khí xung quanh (bên ngoài) và không khí trong hộ gia đình (bên trong).

Ung thư phổi có thể bị nhầm thành COVID-19

TTO - Các tổ chức và chuyên gia tại Anh lo ngại nhiều người có thể bị nhầm lẫn ung thư phổi thành COVID-19, bởi các triệu chứng tương đồng như ho dai dẳng, khó thở và uể oải.

THU HIẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar