04/01/2021 19:30 GMT+7

Hiểu đúng về sức khỏe tâm lý, dinh dưỡng trong điều trị ung thư phổi

P.Q
P.Q

Ung thư phổi là một trong những ung thư phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư tại nước ta. Việc chăm sóc tâm lý để giúp bệnh nhân an tâm điều trị và có niềm tin vào cuộc sống là rất quan trọng.

Hiểu đúng về sức khỏe tâm lý, dinh dưỡng trong điều trị ung thư phổi - Ảnh 1.

Ung thư phổi là một trong những ung thư phổ biến tại nước ta

Ung thư phổi ảnh hưởng lên tâm lý người bệnh như thế nào?

Tại Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao đứng thứ hai chỉ sau ung thư gan. Mỗi năm, nước ta có khoảng 24.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư phổi và khoảng hơn 26.000 ca mắc mới. 

Có rất nhiều nguy cơ gây ung thư phổi như: môi trường làm việc độc hại, làm dụng rượu bia, chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc khói bụi, hút thuốc lá,...

Những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này như: ho, khó thở, đau ngực, mệt mỏi, chán ăn,…dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác cũng như nhận thức về bệnh và việc tầm soát sớm ung thư vẫn còn hạn chế khiến đa số người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn. 

Ở giai đoạn này, mục tiêu điều trị là nhằm trì hoãn sự tiến triển của bệnh và kéo dài sự sống cho bênh nhân. Bệnh nhân khi phát hiện được mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ có những diễn biến tâm lý phức tạp. Do đó, việc lựa chọn thời điểm và cách thông báo cho bệnh nhân cũng là trăn trở của bác sĩ.

TS.BS. Phạm Xuân Dũng (Giám Đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) cho biết: "Khi thông báo cho bệnh nhân, cần dùng ngôn từ nhẹ nhàng, động viên bệnh nhân và khuyên họ sắp xếp công việc, cuộc sống để đảm bảo việc tuân thủ theo phác đồ điều trị, và tìm cách thông báo tin này với người nhà để có chỗ dựa tinh thần vững chắc."

Diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thư phổi và cách duy trì tinh thần lạc quan

Khi biết mình bị bệnh ung thư phổi, bệnh nhân thường sẽ có nhiều cảm xúc lẫn lộn như lo lắng, sốc, tức giận, buồn bã, tuyệt vọng… nặng hơn thì có thể sẽ mất dần niềm tin vào cuộc sống, có thể dẫn đến trầm cảm. 

Đối với các bệnh nhân này, bác sĩ sẽ phải lựa chọn cách tư vấn cũng như giải thích kỹ cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về cơ hội sống khi được điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều bệnh nhân rất lạc quan khi biết mình mắc bệnh. Họ sẵn sàng đón nhận căn bệnh của bản thân, bác sĩ chỉ cần tư vấn lộ trình điều trị và động viên khuyến khích để họ luôn giữ vững tinh thần.

Để hỗ trợ sức khoẻ tâm lý cho người bệnh ung thư phổi, TS.BS. Phạm Xuân Dũng có một số lời khuyên chung như sau:

Thứ nhất, người bệnh có thể tìm hiểu thêm về bệnh thông qua các phương tiện truyền thông hoặc hỏi bác sĩ để biết rõ hơn về bệnh ung thư phổi, để không bị cảm giác mất kiểm soát trước bệnh tình của mình.

Thứ hai, bệnh nhân có thể chia sẻ bệnh tình với những người mình tin tưởng hoặc yêu thương. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi chia sẻ với người khác, thay vì giữ trong lòng và luôn đau đáu về bệnh tình của mình.

Thứ ba, duy trì lối sống lành mạnh, kiên trì tập thể dục thể thao, không tìm đến các chất kích thích như bia, rượu, chất gây nghiện… để giải sầu. Việc luyện tập thường xuyên còn giúp tăng cường đề kháng, sự minh mẫn và tinh thần lạc quan.

Đồng thời, từ phía cơ quan chăm sóc sức khỏe, để giúp giảm gánh nặng tâm lý và chi phí cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, nhiều bệnh viện lớn có chuyên khoa ung bướu trên cả nước đang triển khai chương trình hỗ trợ miễn phí một phần chi phí thuốc cho bệnh nhân ung thư phổi. Bệnh nhân vững tâm điều trị, tuân thủ phác đồ tốt hơn, từ đó cải thiện hiệu quả điều trị.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư phổi

Ngoài việc duy trì sức khoẻ tinh thần thì việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong suốt quá trình điều trị bệnh cũng rất quan trọng. Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể không kiệt quệ, đồng thời giúp có đủ sức khỏe để chống chọi với một số phản ứng phụ xảy ra trong quá trình điều trị.

Cụ thể, bệnh nhân nên bổ sung đường bột thông qua các loại thực phẩm như gạo miến, bún, phở bánh mì,… vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Cung cấp chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cũng cần bổ sung các thực phẩm nhiều protein như thịt, sữa, trứng, cá để bổ sung đầy đủ chất. Tăng cường sử dụng chất béo thực vật như: dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, bơ,... thay vì chất béo động vật.

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi điều trị, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thêm bất cứ loại thực phẩm chức năng nào trong quá trình điều trị ung thư phổi.

Đối với thân nhân, việc nắm rõ các diễn biến tâm lý và đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ người bệnh trong suốt hành trình điều trị. Tinh thần lạc quan cũng giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân ung thư phổi ngoài việc chữa trị bằng thuốc đơn thuần.

P.Q

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: Nguyên cục trưởng an toàn thực phẩm bị khởi tố

Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong bị khởi tố với cáo buộc có liên quan đường dây sản xuất, buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.

Nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: Nguyên cục trưởng an toàn thực phẩm bị khởi tố

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tiếp đăng tải quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Khởi tố 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm: Từng bị kết luận 'có nguy cơ tạo cơ chế xin cho’

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa có quyết định khởi tố 5 người là cựu lãnh đạo và cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế về tội nhận hối lộ trong cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cấp GMP cho nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng.

Khởi tố 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm: Từng bị kết luận 'có nguy cơ tạo cơ chế xin cho’

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 1: Thị trường ngầm triệu đô của 'trị liệu, coaching' online

Dịch vụ "trị liệu tâm lý online" đang nở rộ với những lời quảng bá đầy cảm xúc. Nhưng đằng sau đó là một thị trường ngầm bát nháo…

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 1: Thị trường ngầm triệu đô của 'trị liệu, coaching' online

Bắt nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: Công ty được cấp phép bao giờ, sản xuất những gì?

Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cùng 4 người khác bị khởi tố với cáo buộc có hành vi sai phạm, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.

Bắt nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: Công ty được cấp phép bao giờ, sản xuất những gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar