12/04/2018 14:21 GMT+7

Ứng phó trước kịch bản xấu thế nào?

TIẾN TRÌNH - NGUYỄN HÙNG
TIẾN TRÌNH - NGUYỄN HÙNG

TTO - Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các tỉnh chuẩn bị ứng phó ra sao?

Ứng phó trước kịch bản xấu thế nào? - Ảnh 1.

Nhiều cánh rừng phòng hộ ven biển thất thủ trước nạn xâm thực của biển. Biển đang gặm dân các công trình thủy lợi, tấn công nhiều khu vực dân sinh tỉnh Cà Mau Ảnh NGUYỄN HÙNG

KIÊN GIANG

Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2015, nếu nước biển dâng 1m thì ĐBSCL có nguy cơ ngập đến 39,4% diện tích. Trong đó, Kiên Giang có 75% diện tích bị ngập.

Để ứng phó, tỉnh đã đề ra "Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 – 2020". Theo đó, tỉnh đã và đang đầu tư nghiên cứu chuyển đổi cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực hệ thống thủy lợi, đê biển; đồng bộ các giải pháp; chủ động phòng, tránh, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với các vùng ven biển…

BẠC LIÊU

Dự đoán đến 2050, nước biển dâng từ 22 – 30cm, sẽ có trên 180.000ha, tương đương gần 70% diện tích của tỉnh sẽ bị ngập, 74,6% diện tích bị nước mặn tấn công.

Tỉnh đã triển khai chương trình nâng cao kiến thức và năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng bền vững, như mô hình lúa – tôm. Bạc Liêu cũng sẽ ứng dụng công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu trong xây dựng đô thị, phát triển, sử dụng năng lượng, củng cố và xây dựng mới các công trình giao thông, đê bao và hệ thống cấp - thoát nước, nhất là vùng ven biển và khu vực TP. Bạc Liêu…

CÀ MAU

Theo kịch bản diễn biến biến đổi khí hậu, đến năm 2040, nếu mực nước biển dâng 25cm, toàn tỉnh Cà Mau sẽ có hơn 4.600km² đất bị ngập từ 1-1,2m, chiếm 85,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Với mực nước biển dâng 5 cm, ứng với năm 2060-2070 trong kịch bản, toàn tỉnh sẽ có khoảng 4.476km² diện tích bị ngập sâu từ 1,2-1,4m trở lên.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã khắc phục sạt lở bằng kè tạo bãi; trồng lại rừng phòng hộ xung yếu. Thủ tướng đã đồng ý cho Cà Mau xây dựng tuyến đê Biển Đông, với chiều dài hơn 100km, để bảo vệ trên 260.000 hộ dân đang sinh sống. Tỉnh cũng đã từng bước di dời dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng.

Tỉnh đã đề ra 14 giải pháp, trong đó đầu tiên vẫn là giúp người dân hiểu về BĐKH và nước biển dâng, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu…

TIẾN TRÌNH - NGUYỄN HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Thái Lan là nơi điển hình về bảo tồn sếu bởi đã nuôi thả thành công, có thể nói "ban đầu người nuôi sếu, sau này sếu sẽ nuôi người" gắn với phát triển sinh kế, du lịch địa phương. Đó là ý kiến của đa số nhà tài trợ đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Bông súng ma là loại rau đặc sản, phổ biến ở miền Tây, nhất là vào mùa nước nổi.

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Chương trình 'Hành động vì một Việt Nam xanh' đã triển khai trồng 120.000 cây xanh tại Cà Mau để chống sạt lở đất, bảo vệ môi trường.

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Con số được nêu ra tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 4 diễn ra tại Cà Mau.

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cacbon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Giải pháp tham gia có cơ hội nhận được tổng giải thưởng 15 tỉ đồng để thí điểm chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời được tiếp cận các quỹ đầu tư, đối tác doanh nghiệp, người làm chính sách…

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar