02/11/2024 12:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Thái Lan là nơi điển hình về bảo tồn sếu bởi đã nuôi thả thành công, có thể nói "ban đầu người nuôi sếu, sau này sếu sẽ nuôi người" gắn với phát triển sinh kế, du lịch địa phương. Đó là ý kiến của đa số nhà tài trợ đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người' - Ảnh 1.

Ông Lê Quốc Phong - bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - chia sẻ tại buổi gặp gỡ - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Sáng 2-11, tỉnh Đồng Tháp tổ chức gặp gỡ các đơn vị đồng hành cùng đề án bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Có đại diện lãnh đạo của hơn 60 doanh nghiệp, tập đoàn cùng tham dự hội nghị tại TP.HCM.

Nhiều giá trị đến từ sếu đầu đỏ

Ông Lê Quốc Phong - bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - chia sẻ sếu là loài chỉ thị cho rất nhiều giá trị sinh học, tự nhiên, tâm linh, văn hóa và gắn với đời sống tinh thần của người dân Đồng Tháp.

Năm 2024, nhiều loài chim và 4 cá thể sếu hội tụ về Tràm Chim, đây là tín hiệu vui, là kết quả bước đầu việc điều tiết nước và sự chuyển mình của hệ sinh thái. Làm sao môi trường sống của sếu được trả lại, đòi hỏi tư duy trong quản trị, bảo tồn, những người làm công tác quản lý.

Đề án đặt mục tiêu trong 10 năm, tuy nhiên hành trình này không đơn giản, chắc để có thể nhìn thấy được hàng trăm cá thể sếu trên cánh đồng Tràm Chim cần có sự chung tay của người dân địa phương và bạn bè trong nước, quốc tế.

"Tôi mong rằng người dân Đồng Tháp sẽ xem việc bảo tồn sếu là câu chuyện của chính mình, của chính nông dân Tràm Chim, bảo vệ và xem sếu như người bạn, người thân. Thực hiện chuyển đổi mô hình canh tác lúa sinh thái hướng hữu cơ và doanh nghiệp tham gia vào tiêu thụ.

Đề án áp dụng mô hình nuôi sếu từ Thái Lan đã nuôi và bảo tồn sếu thành công. Trong 10 năm sẽ có nhiều công việc phải làm và cần sự chung tay của cộng đồng", ông Phong nhấn mạnh.

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người' - Ảnh 2.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tặng quà lưu niệm cho nhà tài trợ đề án bảo tồn sếu đầu đỏ - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Để sếu đầu đỏ có thể nuôi người

Bà Lê Nhật Thùy - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam - cho biết công ty sẽ đồng hành cùng Đồng Tháp thực hiện đề án bảo tồn sếu với số tiền 1 triệu USD trong 5 năm. Sếu đầu đỏ là loài chim đặc biệt, qua dự án này sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân vùng đệm, gắn với phát triển du lịch địa phương.

"Được biết tỉnh Buriram, Thái Lan là nơi điển hình về bảo tồn sếu và đã nuôi thả sếu thành công, có thể nói "ban đầu là người nuôi sếu, sau này sếu sẽ nuôi người". Tôi mong rằng không chỉ C.P. mà sẽ có nhiều doanh nghiệp đồng hành với đề án này. Để trong tương lai chúng ta có thể nhìn thấy loài chim quý này trên quê hương Việt Nam của chúng ta", bà Thùy nói.

Tiến sĩ Trần Triết - giám đốc Chương trình bảo tồn sếu Đông Nam Á, Hội Sếu quốc tế (ICF) - cũng thông tin thực trạng đàn sếu về Việt Nam và Campuchia ngày càng giảm. Trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm đàn sếu giảm 8% số lượng cá thể, nhiều nhà khoa học đã tìm ra một vài lý do như: mất nơi sinh sản, chất độc trong quá trình sản xuất nông nghiệp khi sếu ăn thức ăn trên đồng bị ảnh hưởng làm suy giảm tuổi thọ.

"Mặt khác do việc quản lý nước trong rừng ngập nước làm thay đổi hệ sinh thái. Cho nên mục tiêu quan trọng nhất của đề án là phục hồi hệ sinh thái, tạo ra môi trường đa dạng sinh học để sếu có nơi sống quanh năm và sinh sản ngoài tự nhiên, đem lại nhiều lợi ích nhất cho nông dân góp phần vào mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái của tỉnh Đồng Tháp", ông Triết nói.

Theo đề án chính thức được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, trong vòng 10 năm (2022 - 2032) nuôi thả 100 con sếu, tối thiểu 50 con sống sót. Đàn sếu có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở Vườn quốc gia Tràm Chim.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án gần 185 tỉ đồng. Trong đó gần 56 tỉ đồng dùng để tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu sinh sản và tái thả đàn sếu; cải tạo, phục hồi hệ sinh thái và sinh cảnh sống gần 25 tỉ đồng; xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững 36 tỉ đồng; thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền 17 tỉ đồng; đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng gần 52 tỉ đồng.

Sắp đưa sếu đầu đỏ về nuôi tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Thông tin từ Vườn quốc gia Tràm Chim, thời gian tới 6 con sếu đầu đỏ 6 tháng tuổi sẽ được chuyển về Tràm Chim.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Sáng 24-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, với nhiều ý kiến thống nhất về sự cần thiết ban hành luật.

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Định, 1.011 cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai có nhu cầu thuê nhà ở công vụ khi chuyển trung tâm chính trị - hành chính về tỉnh mới.

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar