01/11/2018 20:46 GMT+7

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ vừa khai mạc phòng trưng bày chuyên đề 'Chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng miền Nam và TP.HCM' vào sáng 1-11 với ứng dụng công nghệ 'bảo tàng thông minh' (Smart Museum).

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh 1.

Khách tham quan phòng trưng bày chân dung Mẹ VNAH và sử dụng app "" - Ảnh: L.Điền

Phòng trưng bày hình ảnh, tư liệu hiện vật, thông tin của hơn 70 Mẹ Việt Nam Anh hùng trong số 92.226 Mẹ Việt Nam Anh hùng toàn miền Nam (TP.HCM có 5325 Mẹ Việt Nam Anh hùng).

Trong đó, khối các Mẹ Việt Nam Anh hùng của miền Nam bao gồm hai đối tượng: Là Anh hùng Lực lượng vũ trang, và Có đóng góp cho công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước; khối các Mẹ Việt Nam Anh hùng của TP.HCM bao gồm các Mẹ: Là liệt sĩ (42 Mẹ), là Anh hùng Lực lượng vũ trang (3 Mẹ), giữ chức vụ cao trong Đảng và Nhà nước (2 Mẹ).

Với ứng dụng Smart Museum, khách tham quan có thể cài app "Bảo Tàng PNNB" (chạy cả trên nền Android và IOS) vào thiết bị cầm tay, khi vào phòng trưng bày, ở cự ly cách hiện vật 1m, các thông tin hình ảnh sẽ hiển thị trên app, và qua đó, ngoài việc trực tiếp tham quan tại bảo tàng, công chúng có thể tìm kiếm các thông tin liên quan đến nhân vật, hiện vật đang được đề cập/trưng bày, hoặc được cung cấp sâu hơn về tiểu sử nhân vật, các clip hoạt động liên quan...

Sắp tới, Bảo tàng cũng sẽ bổ sung phần voice (hướng dẫn bằng âm thanh qua app) cho công chúng khi sử dụng Smart Museum.

Điều thú vị khi tham quan phòng trưng bày chân dung và tư liệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, ngoài tranh vẽ, tượng khắc, thông qua các hiện vật còn lưu giữ được, công chúng ngày nay sẽ hình dung được một phần cuộc chiến tranh Việt Nam thông qua cuộc đời của các Mẹ.

Đó là những chiếc rổ xúc cá, giỏ đựng trầu, cối đâm tiêu của những bà mẹ Việt Nam bình dị, nhưng dòng ghi chú kèm theo thật lạnh người: các Mẹ đều có 2 con, 3 con là liệt sĩ.

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh 2.

Bộ dụng cụ ăn trầu của các Mẹ Việt Nam Anh hùng được trưng bày - Ảnh: L.Điền

Lại có hiện vật độc đáo chỉ có thể là sản phẩm từ cuộc chiến tranh Việt Nam, đó là quả bom bi của Mẹ Việt Nam Anh hùng Huỳnh Thị Ba (1913-1973) quê ở xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

Quả bom được ném từ máy bay Mỹ, nhưng bị lép không nổ, bộ đội công binh tháo kíp nổ, tự chế thành một chiếc tủ có cả cửa với các ngăn đựng vật dụng và tặng mẹ.

Mẹ Huỳnh Thị Ba đã dùng chiếc "tủ bom bi" này để đựng tiền, nữ trang, vật dụng quý để nuôi quân và lưu giữ tài liệu cách mạng, thư từ của các con. Mẹ Ba có 3 con là liệt sĩ.

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh 3.

Chiếc "tủ bom bi" của Mẹ Việt Nam Anh hùng Huỳnh Thị Ba - Ảnh: L.Điền

Hay hiện vật của Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thanh (1907-1979) quê ở Hóc Môn là chiếc chuông gia trì vốn quen thuộc với các tăng, ni, Phật tử. Mẹ Thanh đã dùng chiếc chuông này làm ám hiệu để nuôi giấu cán bộ chiến sĩ, bản thân Mẹ Thanh có 3 con là liệt sĩ.

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh 4.

Chiếc chuông gia trì của VNAH Đặng Thị Thanh - Ảnh: L.Điền

* Khai mạc phòng trưng bày gần 100 chiếc chóe

Dịp này, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ cũng khai mạc một phòng trưng bày bộ sưu tập chóe với gần 100 chiếc. Đây là bộ sưu tập quý, được Bảo tàng dày công sưu tập trong nhiều năm, tập trung các chóe có nhiều nguồn gốc xuất xứ mang nhiều phong cách của nhiều cộng đồng dân tộc.

Cả hai chuyên đề trưng bày được tổ chức nhằm đánh dấu một bước ngoặt mới: Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ vừa khánh thành hệ thống Kho bảo quản hiện vật và Nhà làm việc hành chính sau 18 tháng thi công.

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh 5.

Chóe 4 tai của Thái Lan - Ảnh: L.Điền

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh 6.

Chóe 5 tai bằng gốm Quảng Đông (Trung Quốc), niên đại: thế kỷ 19 - Ảnh: L.Điền

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh 7.

Hai chiếc chóe bằng gốm Cây Mai cỡ lớn - Ảnh: L.Điền

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh 8.

Chóe hoa, tai hình con chuột, gốm không men, niên đại: thế kỷ 20, của người K'Hor Srê tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: L.Điền

Ứng dụng Bảo tàng thông minh xem chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh 9.

Chóe 5 tai có niên đại thời Lê Sơ (thế kỷ 15) bằng gốm men màu nâu nhạt có hình hoa cúc, sóng nước - Ảnh: L.Điền

TT - Nhân kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ VN (20-10-1930 đến 20-10-2008), 100 năm ngày sinh của bà Nguyễn Thị Thập (10-10-1908), sáng 10-10 tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã diễn ra lễ cắt băng khai trương hai cuộc trưng bày chuyên đề “Nguyễn Thị Thập - Cuộc đời và sự nghiệp” và “Gian bếp người Việt vùng Nam bộ”.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar