14/03/2023 15:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ukraine nhập vũ khí lớn thứ 3 thế giới; Mỹ và Nga đầu bảng xuất khẩu

Ukraine là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới năm 2022, sau Qatar và Ấn Độ. Trong đó có khoảng 5.000 pháo phản lực dẫn đường từ Mỹ, 280 xe tăng từ Ba Lan, hơn 7.000 tên lửa chống tăng từ Anh.

Ukraine nhập vũ khí lớn thứ 3 thế giới; Mỹ và Nga đầu bảng xuất khẩu - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine tham gia một cuộc tập trận tại địa điểm không được tiết lộ ở Ukraine, gần biên giới với Belarus, ngày 11-3 - Ảnh: REUTERS

Ngày 13-3, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết các gói viện trợ quân sự của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dành cho Kiev trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine đã đưa Ukraine trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới vào năm 2022, sau Qatar và Ấn Độ.

Ukraine cũng được xếp hạng là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 14 trên thế giới trong giai đoạn 5 năm 2018 - 2022, chiếm khoảng 2% số vũ khí nhập khẩu toàn cầu.

"Ukraine đã nhập khẩu rất ít các loại vũ khí lớn trong giai đoạn từ năm 1991 đến cuối năm 2021. Điều này đã thay đổi sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2-2022, khi Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu bắt đầu gửi số lượng lớn viện trợ quân sự cho Ukraine" - SIPRI nhận định.

Trong số 29 quốc gia cung cấp vũ khí chính cho Ukraine trong năm 2022, các nhà cung cấp lớn là Mỹ (chiếm 35% tổng số vũ khí nhập khẩu của Ukraine trong năm), Ba Lan (17%), Đức (11%), Vương quốc Anh (10%) và Cộng hòa Czech (4,4%).

Nhiều vũ khí được cung cấp cho Ukraine vào năm 2022 là các loại có sẵn trong kho, bao gồm 228 khẩu pháo; khoảng 5.000 pháo phản lực dẫn đường từ Mỹ; 280 xe tăng từ Ba Lan; hơn 7.000 tên lửa chống tăng từ Anh...

Một số vũ khí mới sản xuất cũng được cung cấp, chẳng hạn các hệ thống phòng không của Đức, Ba Lan, Anh và Mỹ.

Trong nhiều trường hợp, vũ khí cấp cho Ukraine là do các quốc gia hoặc Liên minh châu Âu (EU) tài trợ thông qua Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF). Ví dụ, tính đến cuối năm 2022, EU đã cung cấp 3,1 tỉ euro (3,3 tỉ USD) để mua vũ khí cho Ukraine.

SIPRI thông tin thêm rằng số vũ khí nhập khẩu của các quốc gia châu Âu đã tăng mạnh 47%. Trong khi đó, các thành viên tại châu Âu của liên minh quân sự NATO có mức tăng nhập khẩu vũ khí đến 65%.

"Ngay cả khi mức chuyển giao vũ khí trên toàn cầu giảm (5,1%), thì số vũ khí được chuyển đến châu Âu vẫn tăng mạnh do căng thẳng giữa Nga và hầu hết các quốc gia châu Âu khác" - ông Pieter D. Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của SIPRI, lưu ý. 

Ông cho biết thêm các nước châu Âu hiện nay còn muốn "nhập khẩu vũ khí nhiều hơn và nhanh hơn".

Ở chiều ngược lại, Nga và Mỹ vẫn là hai nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Thị phần bán vũ khí của Nga đã giảm từ 22% (giai đoạn 2013-2017) xuống 16% (giai đoạn 2018-2022), trong khi thị phần của Mỹ tăng từ 33% lên 40%. Ngoài ra, trong giai đoạn 2018-2022, doanh số bán vũ khí của Mỹ tăng 14%, trong khi doanh số của Nga giảm 31%.

Ukraine thiếu cả đạn dược lẫn lính lão luyện

Ukraine đang đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc thiếu hụt cả lực lượng lẫn đạn dược trong cuộc chiến với Nga.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Sức ép ngừng bắn với Nga

Tân Thủ tướng Đức Merz tin rằng thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine là khả thi nhưng "quả bóng giờ hoàn toàn nằm trong sân của Matxcơva".

Sức ép ngừng bắn với Nga

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ hai nước trong kỷ nguyên mới.

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar