25/03/2022 14:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Úc thử nghiệm 2 vắc xin COVID-19 có khả năng vô hiệu hóa Delta và Omicron

TTXVN
TTXVN

TTO - Hai vắc xin COVID-19 do Úc sản xuất sẽ được thử nghiệm trên người với hy vọng những chế phẩm này có thể cung cấp khả năng bảo vệ mục tiêu tốt hơn trước virus SARS-CoV-2.

Úc thử nghiệm 2 vắc xin COVID-19 có khả năng vô hiệu hóa Delta và Omicron - Ảnh 1.

Thử nghiệm 2 loại vắc xin COVID-19 ở Úc - Ảnh: straitstimes

Ngày 25-3, các nhà nghiên cứu Úc tại Viện Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty và Viện Khoa học dược phẩm Monash (MIPS) đã ra mắt 2 ứng viên vắc xin COVID-19, với 114 người Úc đủ điều kiện tham gia thử nghiệm đầu tiên trên người.

Những người tham gia đòi hỏi đã được tiêm mũi vắc xin thứ 3 ít nhất 3 tháng trước khi bắt đầu được nghiên cứu. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 sẽ đánh giá tính an toàn và hiệu quả của các vắc xin trên trong vai trò là mũi vắc xin thứ 4.

Cả hai loại vắc xin này đều khác biệt với các loại vắc xin hiện có, bởi chúng tập trung phản ứng miễn dịch đối với vùng gắn kết thụ thể (RBD) của protein gai ở virus SARS-CoV-2.

Viện Peter Doherty giải thích RBD cho phép virus xâm nhập và lây nhiễm các tế bào trong cơ thể và tạo ra hơn 90% kháng thể trung hòa (kháng thể có thể vô hiệu hóa virus) sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Mặc dù cả hai loại vắc xin đều nhắm mục tiêu RBD của virus SARS-CoV-2, nhưng chúng sử dụng các công nghệ khác nhau.

Vắc xin protein RBD là vắc xin protein tái tổ hợp truyền thống và hoạt động bằng cách tạo ra phản ứng miễn dịch với các protein trong virus.

Loại còn lại, vắc xin RBD mRNA, sử dụng trình tự gene của RBD, thay vì bản thân protein.

Các nhà phát triển vắc xin cho biết trong các thử nghiệm tiền lâm sàng, cả hai loại vắc xin đều cho thấy lượng kháng thể đặc hiệu RBD cao ở chuột và chúng có thể được sửa đổi nhanh chóng để kết hợp nhiều đột biến RBD.

Giáo sư Colin Pouton của MIPS, trưởng nhóm phát triển của vắc xin RBD mRNA, cho biết tương tự với vắc xin RBD protein, vắc xin RBD mRNA tạo ra mức độ cao của các kháng thể đặc hiệu đối với RBD và bảo vệ chống lại virus ở chuột.

Trong khi đó, tiến sĩ Georgia Deliyannis, người đã thực hiện hầu hết các thí nghiệm vắc xin protein RBD tại Viện Peter Doherty, cũng cho biết khả năng miễn dịch do vắc xin protein RBD tạo ra bảo vệ chống lại virus trên chuột nhiễm SARS-CoV-2 thậm chí 100 ngày sau khi được tiêm.

Ngoài việc tạo ra kháng thể trung hòa mạnh mẽ đối với biến thể Beta ở chuột, ứng cử viên vắc xin này cũng có tiềm năng vô hiệu hóa chủng virus gốc.

Các nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy khả năng của ứng cử viên vắc xin trên trong việc vô hiệu hóa các biến thể khác bao gồm Delta và Omicron.

Omicron tồn tại trên da và nhiều bề mặt lâu hơn các biến thể trước

TTO - Trên da người, chủng virus ban đầu tồn tại 8,6 giờ, trong khi biến thể Alpha, Beta, Gamma và Delta tồn tại từ 11-19,6 giờ, còn Omicron là 21,1 giờ. Trên bề mặt nhựa, chủng virus ban đầu tồn tại 56 giờ, trong khi Omicron là 193,5 giờ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar