24/05/2025 08:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

hàng giả - Ảnh 1.

Sản phẩm do Đoàn Di Băng bán bị thu hồi - Ảnh: tư liệu

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội về việc kết luận, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng.

Vậy hàng giả được pháp luật định nghĩa ra sao?

Thế nào là hàng giả, xử lý ra sao?

Theo luật sư Trần Thị Ngân Hà (Đoàn luật sư TP.HCM), khoản 7 điều 3 nghị định 98/2020 quy định 6 loại hàng hóa được xem là hàng giả.

Trong đó hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; hoặc hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa... thì được xem là hàng giả.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả tùy tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử

lý hình sự. Trong trường hợp phạt hành chính, nghị định 98/2020 có quy định mức phạt cụ thể cho từng hành vi từ điều 9 đến điều 14. Trong đó, hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng có mức phạt tiền từ 1 triệu đến 50 triệu đồng.

Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng có mức phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng. Riêng hành vi sản xuất hàng giả về giá trị

sử dụng, công dụng đối với hàng hóa là thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm… thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi mức phạt nêu trên. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả khác.

Trong trường hợp hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự, người vi phạm có thể bị xử lý về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả" và có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù đến 15 năm. 

Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền đến 9 tỉ đồng. Ngoài ra, cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội còn bị áp dụng hình phạt bổ sung khác.

Khi nào bị xử lý hình sự, khi nào xử lý hành chính?

hàng giả - Ảnh 2.

Sản phẩm do Đoàn Di Băng bán bị thu hồi - Ảnh: tư liệu

Theo ông Vũ Phi Long (nguyên phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM), sản xuất hàng giả có phạm vi rất rộng: có thể là giả về nội dung hoặc giả về hình thức (hàng nhái nhãn mác, thương hiệu…). 

Trong đó giả về nội dung thì không cần phải có một mặt hàng thật khác để so sánh mà chỉ cần sản phẩm có chất lượng, mẫu mã, bao bì… không đúng với thông tin đã đăng ký, công bố hoặc trong sản phẩm có chất cấm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thì cũng là sản xuất hàng giả.

Về ranh giới giữa việc bị xử lý hình sự hay xử lý hành chính hành vi sản xuất hàng giả, theo ông Long, số lượng hàng giả được sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng. 

Nếu chưa cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ xử lý hành chính, còn nếu mức độ sản xuất hàng giả và giá trị hàng giả so với hàng thật, thu lợi bất chính lớn thì sẽ bị xử lý hình sự.

Trong vụ thu hồi mỹ phẩm của công ty chồng ca sĩ Đoàn Di Băng, luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng việc đoàn kiểm tra của Sở Y tế đã kiểm tra Công ty EBC Đồng Nai, người đại diện công ty xác nhận các lỗi vi phạm quy định về sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm… thì cần xác định rõ các sản phẩm bị kiểm tra này là hàng giả theo quy định tại khoản 7 điều 3 nghị định số 98/2020 ngày 26-8-2020 của Chính phủ.

Còn việc xử lý hành chính hay xem xét có dấu hiệu hình sự hay không thì phải xem xét cụ thể. Ví dụ trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5 triệu đồng thì đã bị xử lý hành chính. 

Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng có thể bị xử phạt hành chính, cụ thể là xử phạt hành chính về hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Trường hợp người sản xuất, buôn bán hàng giả trị giá từ 20 triệu đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn thì đã có thể bị xử lý hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Pháp nhân thương mại phạm tội cũng sẽ bị xử lý về tội danh này.

Như vậy, việc các cơ quan chức năng như Sở Công Thương, Sở Y tế, Công an và các cơ quan quản lý thị trường có thể xem xét làm rõ trị giá, số lượng của hàng hóa mỹ phẩm nêu trên, số tiền thu được từ việc sản xuất, bán hàng này. 

Tính chất, quy mô và mức độ vi phạm như việc sản xuất có sai phạm mang tính hệ thống không, có tổ chức, lặp đi lặp lại không? Mức độ tham gia của các cá nhân, pháp nhân trong vụ việc này đến đâu thì mới có thể xác định đúng bản chất vụ việc, bảo đảm việc xử lý không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không hình sự hóa quan hệ hành chính.

Yêu cầu xử lý nghiêm vụ sản xuất mỹ phẩm liên quan công ty chồng Đoàn Di Băng

Mới đây việc đoàn thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho rằng vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do Công ty CP Nhà máy y tế EBC Đồng Nai, Công ty VB Group (công ty của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng) sản xuất, phân phối không có dấu hiệu hình sự nên đề nghị xử phạt hành chính đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội.

Nhiều chuyên gia cho rằng Sở Y tế đã đánh giá sự việc có phần vội vàng trong khi có rất nhiều vấn đề chưa được làm rõ như kết luận rất chung chung, không nêu cụ thể không đạt chỉ tiêu ở mức độ nào, không kết luận sản phẩm này có phải hàng giả theo nghị định 98 không…

Ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký công văn hỏa tốc yêu cầu Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành kiểm tra, điều tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, buôn bán mỹ phẩm giả, kém chất lượng. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu xử lý nghiêm với Công ty EBC Đồng Nai.

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai liên quan đến việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm do Công ty EBC Đồng Nai sản xuất, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu đơn vị này tiếp tục làm rõ các vi phạm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt người chồng bạo lực với vợ, bắn công an bị thương

Chiều 13-7, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã bắt K' Văn Phước, 47 tuổi, ở xã Đông Giang, trong trường hợp khẩn cấp sau khi ông này có hành vi bạo lực với vợ, bắn một trung tá công an bị thương.

Bắt người chồng bạo lực với vợ, bắn công an bị thương

Khởi tố nhóm thanh thiếu niên dàn cảnh cướp điện thoại, lấy tiền mua bia

Công an đã khởi tố một nhóm thanh thiếu niên tại tỉnh Đắk Lắk dàn cảnh cướp điện thoại của người đi đường rồi mang đi cầm cố lấy tiền ăn nhậu.

Khởi tố nhóm thanh thiếu niên dàn cảnh cướp điện thoại, lấy tiền mua bia

Biên phòng tìm thấy người con rể dùng kéo đâm chết mẹ vợ ở Tây Ninh lẩn trốn sang Campuchia

Sau khi tìm thấy Tài đang trốn ở một nhà nghỉ tại tỉnh biên giới Campuchia, các trinh sát phối hợp lực lượng vũ trang nước bạn vận động Tài về Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây đầu thú.

Biên phòng tìm thấy người con rể dùng kéo đâm chết mẹ vợ ở Tây Ninh lẩn trốn sang Campuchia

Bắt tài xế xe chở gỗ vượt đèn đỏ đè chết một thiếu niên

Tài xế xe đầu kéo chở gỗ keo bị khởi tố, bắt tạm giam sau khi vượt đèn đỏ, gây tai nạn khiến một thiếu niên tử vong tại chỗ.

Bắt tài xế xe chở gỗ vượt đèn đỏ đè chết một thiếu niên

Tòa án nhân dân khu vực 2 TP.HCM tiếp nhận vụ kiện xác định cha con liên quan ca sĩ Jack-J97

Tòa án nhân dân khu vực 2 TP.HCM đã tiếp nhận hồ sơ vụ án về việc "tranh chấp xác định cha cho con" liên quan ca sĩ Jack-J97.

Tòa án nhân dân khu vực 2 TP.HCM tiếp nhận vụ kiện xác định cha con liên quan ca sĩ Jack-J97

Một TikToker bị chém gần đứt lìa bàn tay

Công an phường Phan Đình Phùng (Thái Nguyên) điều tra việc một TikToker có tài khoản hơn 25.000 người theo dõi bị chém gần đứt lìa bàn tay.

Một TikToker bị chém gần đứt lìa bàn tay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar