11/02/2023 12:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Từ những chuyến đi về

Tôi trở về vào một ngày đầu tháng 12. Những chuyến bay từ Ấn Độ lúc nào cũng vào ban khuya. Đêm ấy, bầu trời Delhi đổ mưa. Buồn và đẹp.

Chụp từ trong máy bay trên chuyến bay về nhà - Ảnh tác giả cung cấp

Chụp từ trong máy bay trên chuyến bay về nhà - Ảnh tác giả cung cấp

Tôi thích cảm giác dán mắt vào màn đen ngoài cửa sổ trong những chuyến bay đêm, nhìn một ngày của đời mình lặng lẽ đi vào kết thúc. Khi hừng đông ló dạng và những đám mây bắt đầu sáng lên, ai đó sẽ cảm thán "một ngày mới đến rồi".

Thế là cuộc đời mình lại ngắn đi một ngày. Thời gian trôi qua, lòng trở nên quân bình, những chuyến đi về trở thành một cái gì như lề lối trong đời, đều đặn và bình thường.

Có khi tôi đột ngột xuất hiện trước cửa nhà ba mẹ, ôm lấy cún con mừng rỡ mà đùa, tựa như bước qua từ nhà hàng xóm. Cũng có lúc ba phải ra ga đón tôi, ông đút tay túi quần thảnh thơi bước lại, tôi khoác ba lô nhanh nhẹn bước tới, từ xa chúng tôi nhìn nhau cười.

So với đó, cuộc đời ba mẹ hóa thành bình ổn, chắc bền, như rễ cây đã cắm sâu vào lòng đất. Chưa từng bôn ba khỏi quê hương, trong lòng họ tuy cũng có những tiếc nuối nhất định trước vẻ đẹp đây đó thế gian nhưng cũng là không phải trải qua những tháng ngày cô liêu xa xứ.

Cuộc đời ba mẹ gắn liền với những thăng trầm biến cố của người thân, khóc cười trong vở kịch của người khác, từ đó tạo tác đời mình. Sức mạnh của tình thân hay gánh nặng của nghiệp lực đã trói buộc chúng tôi với nhau, không dễ buông lơi, chỉ mong chuyển hóa.

Buổi chiều mấy hôm trước, mẹ tiễn cậu lên xe vào bệnh viện ở Sài Gòn để làm phẫu thuật, đêm về trằn trọc. Tôi biết bà buồn. Năm 1993, ba mươi năm trước, cậu tôi trai tráng, trong cuộc so đo tranh giành thửa ruộng mảnh đất của tổ tiên đã đang tâm đoạt mạng người khác.

Mười một năm lẩn khuất, mười sáu năm lao tù. Lần ân xá cuối cùng, mẹ và bà ngoại chạy ra bến xe đón cậu, mừng mừng tủi tủi. Tuần trước, bác sĩ chẩn đoán cậu đã ung thư gan.

Tối đó gọi điện cho mẹ tôi, giọng cậu đứt quãng trong nước mắt, "chị Hai, em còn chưa bắt đầu lại mà...". Tôi ở phòng bên lắng nghe, lòng không rõ nỗi niềm của chính mình. Mình khao khát sống, chúng sanh cũng vậy. Sinh mệnh mình quý giá, kẻ khác cũng như thế.

Thời gian trôi nhanh, thoáng chốc ngày này đã thành ngày cũ, năm này trở thành năm xưa. Một vài việc còn chưa kịp làm, một vài người còn chưa kịp thương thì đã trôi xa rồi.

Năm kia mẹ bị trộm chậu cây hoa giấy tuyệt đẹp, rầu rĩ mấy ngày. Năm nay bị mất chậu hoa mai bảy năm tuổi, buồn trong buổi sáng.

"Vậy là có tiến bộ", tôi chọc, mừng vì mẹ giữ được chút tâm thái bình lặng cho tuổi già của mình dù chẳng dễ dàng.

Lễ lạt mùa hội là nỗi háo hức của trẻ con, nhưng đâu đó cũng là một chút gánh nặng cho người lớn, nhất là với những gia đình không dư dả. Mẹ tôi gần bảy mươi, khi xưa cứ đến tháng chạp lại áp lực ngược xuôi chỉ vì đủ mọi lệ cúng, trang hoàng, ơn nghĩa.

Người vì vậy phiền lụy mỏi mệt. Tôi thấy không an lòng, thủ thỉ "việc đời bất tận trong khi đời mình ngắn ngủi, ít ỏi mà ý nghĩa, dung dị mà đầy thành kính, vẫn hơn". Từ dạo đó bà đã chịu buông bớt, tâm cũng được an.

Những năm sau này, trong nhà gần như không còn lớn tiếng bởi bất kỳ tranh luận nào. Có lẽ vì nhận ra thời gian bên nhau không còn nhiều, trong dạ chẳng còn chỗ để so đo.

Thật vậy, một đời sướng khổ ngỡ dài cũng chỉ như một thời sương tụ sương tán, hoa nở hoa tàn. Đứng trước nỗi mong manh của sinh mệnh, người ta dễ dàng rộng lượng cho nhau.

Chiều muộn, nhìn ánh tà huy vương vãi, gió lùa qua cửa, hoa rơi như mưa, lòng tôi lại bồi hồi nhớ lại những tình cảm dịu dàng ấm áp đời mình. Những chộn rộn xáo động của ngày cuối năm như bị khóa lại bên ngoài cánh cửa.

Ngồi với chung trà đã nhạt cùng ba mẹ trong sắc trời dần tối, kể chuyện buồn vui xanh xám cũng là một phong vị tiêu sái. Thời gian công bình, chẳng vì một ai.

Người mỗi ngày một già đi, chuyện xưa cũ cũng già theo trong thanh bình lãnh đạm. Tâm sự bấy giờ như nước trà cuối ngày, hương vị sắc tình đã phai qua ngần ấy tu sửa, chỉ còn vẻ thanh đạm trong lành.

Chuyến bay về lại xứ tuyết của tôi là ngày Nguyên tiêu. Thật lòng nhiều năm nay tôi đã không còn để tâm đến Tết lễ, mỗi ngày trong đời đều được trân quý như nhau, chỉ là về được thì về.

Một mình sống trong một thị trấn lạnh giá xa xôi vùng núi miền bắc Ấn, ngày ngày khoác áo đến Phật học viện, cuộc sống bình đạm, đơn bạc, tự mình an tĩnh, tự mình vui vẻ. Có lần tôi chụp cảnh núi tuyết sau nhà gửi qua, mẹ hỏi "một mình buồn không".

Tôi cười, "buồn nhưng không khổ, ở đây tâm con thường thanh tịnh". Ba mẹ thường ít nhắn tin, nhưng khi tôi ở xa, chúng tôi cũng không bao giờ gọi mà chỉ nhắn. Vài dòng trò chuyện nhát gừng lại trở nên chân thành, quý giá, những điều mà lúc ở bên nhau không khi nào ai đó thốt ra.

Vậy thì gần cũng được, xa cũng tốt. "Không trái trong tâm, nhìn nhau mà cười". Chỉ cần lòng mình rộng mở, sự chuyển hóa sẽ âm thầm ở đó và mọi chuyến đi hay về cũng đều là trở về, về với bình an nội tại của mình vậy.

Đã hơn ba mươi tuổi, mình còn bao nhiêu lần nữa được ngồi trên những chuyến bay trở về, nhìn ba mẹ già đi trong căn nhà nhỏ? Tôi không biết. Thế nên, mỗi một phút giây ở nhà đều có thể là khoảnh khắc cuối cùng ở bên ông bà, được ông bà cười vui chọc ghẹo, "tôi có đứa con gái nhỏ, nay đã già".

Chiều muộn, nhìn ánh tà huy vương vãi, gió lùa qua cửa, hoa rơi như mưa, lòng tôi lại bồi hồi nhớ lại những tình cảm dịu dàng ấm áp đời mình. Những chộn rộn xáo động của ngày cuối năm như bị khóa lại bên ngoài cánh cửa.

Cảm ơn hơn 600 bạn đã gửi bài "Về nhà"

Cuộc thi viết "Về nhà" là nơi để bạn đọc chia sẻ những cuộc trở về nhà - trở về gia đình yêu dấu của mình trong mùa xuân với những cuộc đoàn tụ đong đầy cảm xúc, để rồi từ đó ở lại hay ra đi rồi cũng hướng tới sống tốt hơn, chăm chút hơn cho gia đình và xã hội.

Cuộc thi dành cho mọi bạn đọc trong và ngoài nước. Bài viết không quá 1.200 chữ, ưu tiên kèm ảnh hoặc video giới hạn 5 phút... và gửi về địa chỉ email [email protected].

Giải thưởng: 1 giải nhất - 20 triệu đồng, 1 giải nhì - 15 triệu đồng, 1 giải ba - 10 triệu đồng, 10 giải khuyến khích - 5 triệu đồng/giải.

Tính đến ngày 11-2, cuộc thi đã nhận được hơn 600 bài dự thi. Hạn chót nhận bài: ngày 1-3.

BAN TỔ CHỨC

Từ những chuyến đi về - Ảnh 3.

Những chuyến trở về nhà

Chị nói đi lấy chồng xa đã lâu không có dịp về thăm gia đình, đến khi trở lại thì hốt hoảng nhận ra những sợi tóc bạc trên mái tóc cha đã nhiều hơn, những nếp nhăn chi chít trên khuôn mặt phong sương của mẹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar