10/09/2014 00:48 GMT+7

​Tư liệu hội họa về Cải cách ruộng đất

PHAN CẨM THƯỢNG
PHAN CẨM THƯỢNG

TT - Trong thời kỳ Cải cách ruộng đất, nhiều văn nghệ sĩ cũng về nông thôn tham gia vào đội cải cách.

Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ký họa bút sắt trên giấy. Đây là nhân vật địa chủ ở Ninh Dân

Một số họa sĩ được cử đi ghi chép tư liệu, như một phóng viên nhiếp ảnh hoặc vẽ tranh tuyên truyền cổ động. Đó là trường hợp của họa sĩ Tô Ngọc Vân và Phan Thông.

Tô Ngọc Vân (1906-1954) tham gia vẽ trong Cải cách ruộng đất ở hai tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ trong năm 1953, đặc biệt là xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba (Phú Thọ), nơi ông vẽ từng chi tiết của đời sống nông dân và địa chủ đương thời, thậm chí còn chi tiết hơn cả một phóng viên chụp ảnh.

Bộ tranh này có 54 bức hiện thuộc về nhà sưu tập người Thái Tira Vanictheeranont.

Tranh của họa sĩ Phan Thông: Vợ chồng địa chủ mâm cao cỗ đầy. Đầy tớ nông dân ăn mặc rách rưới. Màu nước trên giấy, khoảng 1953-1955

Riêng họa sĩ Phan Thông (mất năm 1987) tham gia Cải cách ruộng đất với tư cách người vẽ tranh tuyên truyền cổ động từ 1953-1955. Bộ tranh tuyên truyền này gồm 18 bức, vẽ từ cảnh nông dân đói khổ, địa chủ ăn sung mặc sướng, đến cảnh đấu tố và đời sống tươi đẹp của nông dân sau cải cách. Bộ tranh này hiện thuộc Hội đồng di sản quốc gia Singapore.

Cả hai bộ tranh này chúng tôi đã giới thiệu trong hai cuốn sách Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại (NXB Mỹ Thuật, 2009) và Tô Ngọc Vân - tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam, 1906-1954 (NXB Tri Thức, 2014).

Tranh của họa sĩ Phan Thông: Bà cụ bần nông tố cáo địa chủ. Mầu nước trên giấy. Khoảng 1953 - 1955
Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân: Đại hôi nông dân xã Ninh Dân, ngày 20-9-1953, chuẩn bị cho cải cách ruộng đất. Bút sắt và mầu nước trên giấy
Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân: Nhà địa chủ Đỗ Văn Hiện, ngày 26-9-1953. Ký họa bút sắt trên giấy

Lượng người xem gây bất ngờ

Ngày thứ hai của triển lãm Cải cách ruộng đất 1946-1957, lượng người đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia đông hơn hẳn. Những cán bộ bảo tàng cũng bày tỏ sự kinh ngạc.

“Không giống như những triển lãm khác, khách tham quan đến bảo tàng đông hơn cả hôm khai mạc. 70% là những người già, còn lại cũng chủ yếu tầng lớp trung niên.

Có thể có người tò mò về những tài liệu lần đầu công bố, nhưng có thể họ muốn xem lại một thời quá khứ” - chị Nguyễn Thanh Thủy (Bảo tàng Lịch sử quốc gia) cho biết.

Khác với những triển lãm chỉ đông đúc lúc khai mạc và hiu hắt về sau, sức hấp dẫn của những tài liệu, hiện vật về một thời kỳ không thể nào quên khiến người xem đông dần lên.

“Sức hấp dẫn không phải về sự quý hiếm của hiện vật như các lần trưng bày khác của bảo tàng, mà đến từ câu chuyện lịch sử gắn liền với những tài liệu và hiện vật này”.

Triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hà Nội) còn mở cửa đến ngày 31-12-2014.

H.HƯƠNG

PHAN CẨM THƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống

Theo phó chủ tịch, phó giám đốc Quỹ học bổng Trần Văn Khê Nguyễn Thế Thanh, giáo sư Trần Văn Khê đã dành trọn đời mình để bảo tồn, truyền bá và đưa âm nhạc dân tộc vươn tầm thế giới. Ông thực sự đã để lại cho đời một di sản sống.

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống

Nghệ sĩ Hữu Châu và cuốn sách dâng lên má Ba Thanh Nga

Đông đảo độc giả, khán giả và văn nghệ sĩ đã đến với buổi giao lưu ra mắt bút ký chân dung 'Hữu Châu - Chiếc nôi vàng giông bão' vào sáng 28-6 tại Đường sách TP.HCM.

Nghệ sĩ Hữu Châu và cuốn sách dâng lên má Ba Thanh Nga

Sợ cơm lươn unagi quốc hồn quốc túy gặp khó, Nhật Bản phản ứng với châu Âu

Ngày 27-6, Liên minh châu Âu (EU) đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế về kiểm soát buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía Nhật Bản.

Sợ cơm lươn unagi quốc hồn quốc túy gặp khó, Nhật Bản phản ứng với châu Âu

Nghệ sĩ Tạ Minh Tâm, Trọng Phúc, Hữu Quốc hát chào mừng TP.HCM mới

Nhiều nghệ sĩ tên tuổi góp mặt trong chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra trên đường đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM), phục vụ người dân miễn phí.

Nghệ sĩ Tạ Minh Tâm, Trọng Phúc, Hữu Quốc hát chào mừng TP.HCM mới

Khám phá di sản ẩm thực Parma: Cái nôi của phô mai và thịt nguội số 1 nước Ý

Từ năm 2015, Parma - thuộc vùng Emilia Romagna của nước Ý - được UNESCO vinh danh là 'Thành phố sáng tạo về ẩm thực'. Không chỉ nổi bật với di sản lịch sử, nghệ thuật và văn hóa phong phú, Parma còn khiến du khách say mê bởi kho tàng ẩm thực đặc sắc.

Khám phá di sản ẩm thực Parma: Cái nôi của phô mai và thịt nguội số 1 nước Ý

Viết văn giống như nấu ăn, mùi thơm món ăn ngon sẽ lan sang hàng xóm

'Dù bạn làm gì, viết gì đi chăng nữa thì hãy ghi nhớ sứ mệnh của mình. Tôi là nhà văn, người kể chuyện và truyền cảm hứng qua con chữ' - nhà văn Đông Tây chia sẻ.

Viết văn giống như nấu ăn, mùi thơm món ăn ngon sẽ lan sang hàng xóm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar