10/09/2013 09:25 GMT+7

Từ hẻm Tây bước ra thế giới

YẾN TRINH - ĐOÀN BẢO CHÂU
YẾN TRINH - ĐOÀN BẢO CHÂU

TT - Bạn có tưởng tượng được không, những bao đựng cám in hình heo, cá, gà... đặc trưng của nông thôn VN đã được may thành túi xách, ví tiền và đủ kiểu hàng lưu niệm tại Saigon Caztus - một cửa tiệm lọt giữa phố Tây.

Từ tháng 9-2012, một doanh nghiệp tại Tokyo (Nhật) đã nhập các mặt hàng của Saigon Caztus về bán, thậm chí tham gia hội chợ triển lãm, và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực.

Từ một cửa tiệm nhỏ - nguyên vật liệu tái chế, hai vợ chồng anh Đinh Vũ Thìn và chị Hồ Vân đã mang một góc VN ra thế giới.

Phóng to
Khách Tây chọn mua áo thun trang trí hình ảnh VN giá 40.000 đồng - Ảnh: Quang Định

Họ thích những sản phẩm “rất VN”

Một buổi chiều cuối tháng 5, hai du khách Nhật Bản đi ngang cửa tiệm bỗng quay người lại hỏi: “Ồ, nhìn chiếc túi này xem. Sao họ lại làm được thế nhỉ?”. Và khi bước vào cửa hàng, ngó lên ngó xuống, họ không ngừng ngạc nhiên về những gì được bày bán.

Cầm chiếc bì thư in hình tranh cổ động VN từ những năm 1930, Yukiko, du khách Nhật, tò mò về ý nghĩa của tranh vẽ. Chị Hồ Vân giải thích cặn kẽ về giai đoạn kháng chiến cần cổ vũ ý chí đấu tranh, về thời kỳ hòa bình xây dựng nông thôn mới của VN trong khi hai vị khách đứng nghe say sưa.

Và sau cùng, họ rời đi cùng một xấp bì thư và hai chiếc túi bằng bao cám in hình cá: “Chúng thật lạ, thật VN, dù chúng tôi đã đi qua nhiều nơi của đất nước này. Chúng tôi sẽ đem về tặng những người thân và kể lại những gì chị đã kể” - Yukiko nói rồi cúi chào và không ngừng bàn luận cho đến khi đi khuất.

“Du khách thường xuyên đặt câu hỏi tại sao lại làm được những túi xách, những tấm lót ly, bì thư, ví tiền... ngộ nghĩnh như vậy. Mỗi lần trả lời họ rằng đó là những vật liệu để đựng thức ăn chăn nuôi của VN được tái chế là mỗi lần tôi thấy thật sự hạnh phúc, vì đó là cách họ biết đến một VN thân thiện, nhạy bén trong kinh doanh và luôn đổi mới” - chị Hồ Vân chia sẻ.

Khởi nghiệp từ năm thứ hai đại học bằng việc về quê lấy giỏ xách thêu tay của các làng nghề đem bỏ mối ở các cửa tiệm tại chợ Bến Thành, đến năm 2011 vợ chồng chị Hồ Vân mở tiệm bán túi xách và các vật dụng tái chế.

Mày mò tìm thông tin và cách làm trên các website, tự thiết kế mẫu mã rồi bán thử thấy khách hàng phản hồi tốt về sản phẩm tái chế, họ quyết định nhắm vào hàng tái chế để thu hút khách Tây.

Mới đây họ vừa tận dụng nguyên liệu từ những tấm panô, apphich quảng cáo để làm túi xách. Hiện nay khách hàng lấy hàng của họ về bán không những ở Nhật Bản mà còn ở Mỹ và một số website nước ngoài bán hàng qua mạng cũng tìm kiếm sản phẩm của Caztus.

“Điều quan trọng là chúng tôi phải không ngừng tìm ra những ý tưởng mới, mẫu mã mới và phù hợp ý thích người Tây - anh Thìn cho biết - Chính việc nghĩ ra những điều mới mỗi ngày đã giúp khách yêu thích nơi này và chúng tôi càng có thêm động lực làm việc”.

Còn với những cửa hàng quần áo như Ginkgo, Orange thì chính việc đưa những hình ảnh đặc trưng VN vào họa tiết áo đã giúp sản phẩm của họ được khách Tây ưa chuộng.

Sản phẩm của Ginkgo thường in hình đường dây điện thoại VN, giao thông, đèn xanh đèn đỏ... nhưng có sức hút kỳ lạ với khách du lịch. Orange, thành lập từ năm 2006, hiện nay đã có bốn chi nhánh thì chú ý những hình ảnh lạ mắt, thiết kế độc.

“Lúc đầu cửa hàng chúng tôi ở bên ngoài, nhưng sau này thấy phố Tây là thị trường tiềm năng nên chuyển vào đây. Có nhiều khách đặt sỉ một lần mấy trăm sản phẩm để đem về nước bán” - chị Phạm Thu Ngân, quản lý hệ thống shop Orange, cho biết. Và để phù hợp với du khách balô, ở đây chủ yếu bán áo thun không tay, quần cộc, túi xách cỡ lớn... “Giá cả ở đây tương đối thoải mái với túi tiền của họ, mức giá từ 100.000 đồng trở lên nên khách dễ chọn lựa” - chị Ngân nói.

Không những cửa tiệm bài bản mới hút khách mà ngay cả sạp quần áo lề đường cũng đông khách chọn mua, bởi lẽ giá rẻ và hình ảnh in trên áo cũng độc lạ không kém. Ngoài những hình cờ đỏ sao vàng, bát phở, dòng chữ “I love Vietnam” quen thuộc, người bán đã sáng tạo những hình ngộ nghĩnh về xích lô, gánh hàng rong, xe đạp... Dame Ilia, người Nga, trầm trồ trước chiếc áo ngắn tay in hình người đạp xích lô: “Hôm qua tôi mới đi xích lô, hôm nay lại tìm thấy chiếc áo này”. Ilia cũng hài lòng vì giá áo chỉ 40.000 đồng, vừa túi tiền của dân du lịch bụi như anh.

Phóng to

Quán cơm tấm lề đường ở đường Bùi Viện thu hút khách Tây - Ảnh: Q.Định

“Học cách yêu cơm bình dân...”

Với sự sôi động căng tràn sức sống, cũng dễ hiểu khi đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện đã trở thành điểm du lịch trong sổ tay của không ít dân du lịch bụi khắp thế giới. Mặc cho lớp áo ngày càng đậm nét phương Tây, người nước ngoài đến đây lại phát hiện và thích thú với những điều rất VN.

Matt Gross, một người Mỹ đã đến VN từ năm 1966 chỉ vì yêu thích ẩm thực Việt, kể lại cảm nhận của ông về cơm bình dân trên đường Bùi Viện trong bài báo “Learning to love “the people’s food’s in Ho Chi Minh city, Vietnam”” (tạm dịch: học cách yêu cơm bình dân ở TP.HCM, VN) trên tờ The New York Times như sau:

“Lúc đầu khi đến VN, cơm bình dân không bao giờ có trong suy nghĩ của tôi vì tôi nghĩ không sạch sẽ cho lắm. Tuy nhiên, một ngày nọ khi đi ngang một tiệm cơm bình dân trên đường Bùi Viện, mùi thơm hấp dẫn của thịt nướng ngay trên lề đường đã khiến tôi quyết định phá bỏ mọi quy tắc của mình”.

“Và sau đó - Matt viết tiếp - Tôi gọi một đĩa cơm thịt nướng kèm rau muống, vài lát dưa leo, một chén canh bí. Thật là ngon! Lúc đầu tôi mua một hộp về ăn ở nhà nhưng dần dà tôi ăn luôn ở tiệm, học cách mọi người dùng đũa, muỗng, rồi chan nước mắm, nước tương ra sao với từng loại thức ăn cho phù hợp. Tôi mê cơm bình dân tới mức dù có ăn uống ở bất kỳ nhà hàng sang trọng nào, cuối cùng tôi vẫn thấy cơm bình dân là ngon nhất. Có thể nói nhờ cơm bình dân ở Bùi Viện mà tôi đã học được một cách sống động nhất về sự thích nghi và hòa hợp với văn hóa VN”.

Cũng đến TP.HCM và ở lại một thời gian dài như Matt, bà Elaine, giáo viên người Anh đã ở TP.HCM suốt ba năm trước khi đến châu Mỹ, cho biết: “Khi đi khỏi TP.HCM, tôi mới nhận ra mình nhớ nơi này như thế nào. Tôi nhớ không khí nhộn nhịp, ồn ào đầy màu sắc ở khu Đề Thám - Phạm Ngũ Lão. Buổi chiều mọi người bày bàn cờ tướng ra chơi bất kể quốc tịch. Đến tối tất cả đổ ra đường uống bia và trò chuyện. Bia ở đây rẻ, thức ăn giá phải chăng. Có thể nói khu Bùi Viện là nơi khá tuyệt để bắt đầu khám phá TP.HCM”.

Bên cạnh báo chí, blog, các website du lịch cũng đánh giá khu vực Phạm Ngũ Lão - Đề Thám là nơi lý tưởng khi đến TP.HCM vì dễ tìm được chỗ ở, thức ăn giá rẻ, tận hưởng cuộc sống về đêm sôi động và có thể đặt vé xe, đặt tour đi khắp nơi.

Nơi đây cũng được dân du lịch bụi trên thế giới so sánh tương tự như khu Khao San nổi tiếng tại Bangkok (Thái Lan). Khách du lịch thế giới rành khu này đến mức đã đưa ra khoảng 10 bài viết về những “chiêu thức” có thể sử dụng để tiêu xài với số tiền thấp nhất như: vào hẻm càng sâu càng thuê được phòng khách sạn giá rẻ, đặt tour cách nào kinh tế nhất, trả giá mức nào phù hợp, cách từ chối trẻ ăn xin, đi xe buýt nào ra sân bay...

Ngoài ra, trong nhiều bài viết cũng trực tiếp giới thiệu các quán ăn, gánh hàng rong ngon cho bạn bè thế giới. Ông Trần Quang Minh, chuyên bán tàu hũ nước đường ở khu phố Tây, cho biết: “Có lần khách đến, mở điện thoại lên cho tui coi bài báo về gánh tàu hũ của hai vợ chồng thì tui mới biết mình được giới thiệu ra nước ngoài, thấy vui vui”.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Kỳ 1: Kỳ 2: Kỳ 3: Kỳ 4: Kỳ 5: Kỳ 6: Kỳ 7:

YẾN TRINH - ĐOÀN BẢO CHÂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar