01/08/2023 16:33 GMT+7

Từ bệnh viện huyện đến tỉnh quá xa, có nơi 200km người bệnh phải đi ô tô mất 5 giờ

Thực tế này là ở tỉnh Điện Biên, khoảng cách từ Bệnh viện huyện Mường Nhé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh là 200km, người bệnh phải mất 5 giờ đi ô tô.

Theo khuyến cáo, các bệnh viện tuyến tỉnh cần được phân bố để người dân lâu nhất cũng chỉ mất 1 giờ đi ô tô đến được bệnh viện - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo khuyến cáo, các bệnh viện tuyến tỉnh cần được phân bố để người dân lâu nhất cũng chỉ mất 1 giờ đi ô tô đến được bệnh viện - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bất cập khiến người bệnh phải di chuyển quá xa này được Bộ Y tế nêu trong báo cáo tổng hợp Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ Y tế trình thẩm định.

Di chuyển quá xa, người bệnh mất cơ hội 

Theo Bộ Y tế, hiện ở một số tỉnh người dân tiếp cận từ bệnh viện, trung tâm y tế huyện đến bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh vẫn còn khó khăn do khoảng cách quá xa. Trên thực tế, có những nơi khoảng cách từ bệnh viện huyện đến bệnh viện đa khoa tỉnh xa hơn 100km và thời gian để người dân tiếp cận được dịch vụ y tế là hơn 2 giờ đi bằng ô tô.

Ví dụ điển hình như tỉnh Điện Biên. Khoảng cách từ Bệnh viện huyện Mường Nhé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh là 200km, người bệnh phải mất 5 giờ đi bằng ô tô. Tại tỉnh Bình Định, khoảng cách từ Bệnh viện huyện An Lão đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh là 130km và người bệnh phải mất hơn 2 giờ đi bằng ô tô. Tại tỉnh Đắk Lắk, khoảng cách từ Bệnh viện huyện M'Drak đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh là 90km, người bệnh phải mất 2 giờ đi bằng ô tô.

Đặc biệt như TP.HCM - một "siêu đô thị" ở khu vực phía Nam nhưng theo khảo sát của phóng viên Tuổi Trẻ Online, khoảng cách mà người dân từ xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) đến các bệnh viện tuyến TP và trung ương gần 90km, chưa kể việc người dân phải di chuyển nhiều chặng, mất nhiều ngày từ đảo vào đất liền bằng ghe, đi phà... 

Trong khi kinh nghiệm quốc tế cho thấy khoảng thời gian tiếp cận bệnh viện ở mức trên 30 phút sẽ làm giảm tỉ lệ bệnh nhân nội trú và những người sống cách cơ sở y tế hơn 45 phút có nhiều khả năng bị thiệt thòi. 

Theo khuyến cáo, các bệnh viện tuyến tỉnh cần được phân bố để người dân lâu nhất cũng chỉ mất 1 giờ đi ô tô để đến được bệnh viện.

Bảng thống kê của Bộ Y tế về khoảng cách trung bình từ bệnh viện đa khoa tỉnh đến bệnh viện đa khoa tuyến trung ương ở các vùng - Ảnh: H.L. chụp lại

Bảng thống kê của Bộ Y tế về khoảng cách trung bình từ bệnh viện đa khoa tỉnh đến bệnh viện đa khoa tuyến trung ương ở các vùng - Ảnh: H.L. chụp lại

Có vùng không có bệnh viện chuyên khoa nào

Ngoài vấn đề nêu trên, báo cáo của Bộ Y tế còn cho thấy khả năng tiếp cận đến bệnh viện tuyến trung ương hạn chế ở một số vùng.

Chẳng hạn như vùng Tây Nguyên không có bệnh viện tuyến trung ương nào. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh nhưng chỉ có một bệnh viện tuyến trung ương, tương tự vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 14 tỉnh nhưng cũng chỉ có một bệnh viện tuyến trung ương.

Đặc biệt về nguyên tắc, các bệnh viện tuyến trung ương cần phải đảm nhiệm vai trò của bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật, nhưng Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam vẫn là bệnh viện hạng II.

Một vấn đề được Bộ Y tế nêu ra là khả năng tiếp cận các bệnh viện chuyên khoa cũng có sự bất cập ở một số vùng. 

Đơn cử như các bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, còn lại các vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long không có bệnh viện chuyên khoa nào.

Từ thực tế bất cập, trong quy hoạch tổng thể lần này, Bộ Y tế nhấn mạnh việc ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng mới một số bệnh viện cấp quốc gia và cấp vùng. Đồng thời, nâng cấp thêm một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh có khả năng phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu để đảm nhận chức năng vùng, thực hiện khám chữa bệnh cho các tỉnh lân cận trong vùng.

Phân bố cơ sở khám chữa bệnh ban đầu chưa phù hợp

Sự phân bố của các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu theo địa bàn dân cư chưa phù hợp ở một số địa phương. Đặc biệt, trong bối cảnh trạm y tế xã sẽ thực hiện quản lý sức khỏe cá nhân và quản lý bệnh không lây nhiễm.

Theo Bộ Y tế, các trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực phục vụ địa bàn dân cư từ khoảng 5.000 dân, có xã lên đến hơn 100.000 dân. Trong khi đó, khảo sát tại các quốc gia thành viên trong khu vực Tây Thái Bình Dương cho thấy các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu thường phục vụ một cộng đồng từ 5.000 đến 10.000 dân.

Tỉnh 'cầu cứu' chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh

TTO - Nhiều năm qua, hàng chục trường học ở tỉnh Ninh Thuận không chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh mặc dù các trường đã thu đủ tiền bảo hiểm y tế ngay từ đầu năm học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực từ ngày 1-7 bổ sung một số quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trường hợp nào được hoàn trả tiền?

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Hàng tấn heo bệnh được các nghi phạm thu gom, giết mổ trái phép rồi đưa đi tiêu thụ tại nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội.

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung.

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần chia sẻ chi phí y tế, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dân vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quyền lợi của mình.

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Tính đến cuối tháng 6-2025 mới chỉ hơn 200/1.800 bệnh viện chuyển đổi từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử.

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar