18/11/2020 15:06 GMT+7

Từ 7,4 triệu người cao tuổi, Việt Nam sẽ thành nước 'siêu già' năm 2050

HỒNG QUÂN
HỒNG QUÂN

TTO - Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số từ 2011 nhưng tốc độ thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Đến năm 2050, nước ta sẽ có 22,3 triệu người cao tuổi, chiếm 20,4% tổng dân số.


Từ 7,4 triệu người cao tuổi, Việt Nam sẽ thành nước siêu già năm 2050 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường - Ảnh: HỒNG QUÂN

Hội thảo quốc tế tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần người cao tuổi trong ASEAN diễn ra tại Hà Nội ngày 18-11.

Hội thảo do Bộ Y tế phối hợp Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết cộng đồng ASEAN có dân số đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Với 45 triệu người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, chiếm 7% dân số ASEAN, đến 2050 con số này sẽ tăng lên 132 triệu người (chiếm 16,7%).

Các quốc gia đang già hóa dân số như Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia sẽ trở thành các nước "siêu già" vào năm 2050.

Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số từ 2011, nhưng tốc độ thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Số người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên là 7,4 triệu người cao tuổi (chiếm 7%) và có hơn 2 triệu người trên 80 tuổi.

Từ 7,4 triệu người cao tuổi, Việt Nam sẽ thành nước siêu già năm 2050 - Ảnh 2.

TS. Naomi cho biết chỉ có khoảng 20% người cao tuổi có lương hưu, nhiều người sống chật vật, cùng cực ngày qua ngày - Ảnh: HỒNG QUÂN

TS. Naomi Kitahara, trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, chia sẻ già hóa dân số xảy ra không phải vì tỉ lệ tử vong giảm hay vì con người sống lâu hơn, mà phần lớn là do mức sinh giảm.

Các quốc gia trên thế giới phải chuẩn bị cho già hóa dân số khi các cặp vợ chồng bắt đầu có một gia đình nhỏ hơn. Việt Nam cần phải tính đến một mô hình mới có thể đồng bộ hóa vấn đề dân số với tăng trưởng kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo hòa nhập xã hội cho người cao tuổi.

Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng, nêu bật tính dễ bị tổn thương cũng như những nhu cầu cụ thể của người cao tuổi. Tỉ lệ tử vong ở người cao tuổi trên 80 cao gấp 5 lần mức trung bình toàn cầu trong dịch COVID-19.

Người cao tuổi phải được coi là một ưu tiên trong nỗ lực nhằm vượt qua đại dịch COVID-19 của cộng đồng ASEAN nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

"Đã đến lúc thay đổi mục tiêu chỉ hỗ trợ cuộc sống người cao tuổi sang hỗ trợ họ đóng góp cho xã hội, đất nước" - TS. Naomi nhấn mạnh.

Theo Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), nếu các nước phát triển phải mất một thế kỷ hoặc vài thập kỷ để chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số (7%) sang dân số già (14%) như: Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Australia (73 năm), Mỹ (69 năm), Canada (65 năm), Anh (45 năm)... Việt Nam sẽ chỉ mất 20 năm. Đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 22,3 triệu người cao tuổi, chiếm 20,4% tổng dân số.

Việt Nam có trên 96 triệu người: dân số vàng, nhưng tốc độ già hóa đang tăng nhanh

TTO - Tổng dân số của Việt Nam là 96,2 triệu người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới với tuổi thọ trung bình hơn 73 tuổi.

HỒNG QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa tiếp nhận liên tiếp hai trẻ bị phù ở mi mắt và chân, đi khám mới phát hiện mắc bệnh lý thận nguy hiểm.

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây được công bố trên tạp chí y khoa uy tín cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ đáng báo động.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Chính phủ Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và nước rửa tay sát khuẩn, đồng thời cảnh báo các nhà cung cấp không nên tăng giá và tích trữ sản phẩm.

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar