10/09/2020 08:05 GMT+7

Người cao tuổi đang lẻ loi và cô thế

THẢO NGHI
THẢO NGHI

TTO - Lễ Vu lan vừa qua mấy hôm, ngày 7-9, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một người phụ nữ trung niên hành hạ mẹ già. Câu chuyện này thêm một lần nữa phản ánh những rủi ro với người cao tuổi mắt mờ, chân yếu.

Người cao tuổi đang lẻ loi và cô thế - Ảnh 1.

Những hình ảnh vụ bạc đãi mẹ già ở Cần Đước, Long An lộ ra sau khi cụ bà qua đời - Ảnh cắt từ clip

Bà cụ đáng thương trong câu chuyện trên vừa qua đời ở Cần Đước, Long An. Người con gái duy nhất của bà thừa nhận hành vi bạc đãi mẹ xảy ra từ năm 2019.

Hơn hai tháng trước, một cụ bà 78 tuổi bị bệnh nằm một chỗ ở huyện Đầm Dơi, Cà Mau bị cháu nội và con dâu đưa đến bỏ dưới nền đất trong căn nhà cũ không có người ở. Hàng xóm kịp thời phát hiện báo cho người cháu đến chở về chăm sóc.

Ngày 27-4-2020, TAND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã tuyên án 2 năm 6 tháng tù giam với hai người con trai và con dâu đã cùng đánh đập, chửi bới mẹ già... Tháng 3-2020, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài khoảng 3 phút ghi lại hình ảnh một phụ nữ vừa tắm vừa đánh chửi một cụ bà nằm trên sàn nước mặc cho cụ khóc và van xin. Công an huyện Tri Tôn, An Giang đã điều tra việc con ruột từng ngược đãi mẹ già gây xôn xao dư luận này, bà cụ cũng đã qua đời một tháng trước khi lộ những hình ảnh đau lòng này.

Có một nguyên nhân khá giống nhau giữa các sự việc được cho là do các cụ lớn tuổi, đãng trí, lúc nhớ lúc quên, nằm một chỗ phải có người phục vụ lâu ngày. Và những đấng sinh thành, mang nặng đẻ đau đã bị con mình bạc đãi, đánh mắng, hành hạ. Mỗi câu chuyện là một nỗi đau, từng hình ảnh là một nỗi buồn. Không ít trường hợp, người ta dùng cái nghèo khó để biện minh cho sự ngược đãi cha mẹ. Tuy nhiên, với sự việc mới đây ở Long An, nguyên nhân từ chuyện phân chia tài sản cho con và cháu.

Một nghiên cứu gần đây do Viện Nghiên cứu gia đình và giới tiến hành về người 60 tuổi trở lên ở 3 tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên và Quảng Trị cho những kết quả đáng lưu tâm: 3% số người cao tuổi được hỏi nói rằng họ có bị con cái đánh; 8,3% bị dọa nhốt trong nhà và 15% bị con cái bỏ rơi, không chăm sóc. Nhóm người già, ở cả ba nhóm 60-69 tuổi, 70-79 tuổi và 80 tuổi trở lên đều phải gánh chịu các hình thức bạo lực gia đình do con cháu gây nên ở những mức độ khác nhau.

Câu chuyện ngược đãi mẹ già (nguyên nhân ban đầu liên quan đến tài sản), một lần nữa, đây không chỉ là chuyện đạo hiếu trong từng gia đình mà là chuyện pháp luật và chuyện an toàn, hạnh phúc của người cao tuổi.

Thực tế xã hội cho thấy một bộ phận lớn người già hiện nay không có lương hưu, không chuẩn bị trước tương lai già cho mình về kinh tế, cụ thể là nguồn thu nuôi sống họ hằng tháng, chi phí đảm bảo được chữa trị và chăm sóc đúng mức khi ốm đau, già yếu. Người già rơi dần vào cô thế, tủi buồn khi sống nhờ, sống phiền con cháu. Nếu có gia tài để lại, người già lại kéo theo nỗi khổ theo kiểu khác khi nhà cửa đất đai có giá trị thành họa trong nhà.

Áp lực kinh tế, sự bận rộn công việc, lắm khi cả lối sống ích kỷ của con cháu đang khiến người già càng lẻ loi, yếu thế hơn trong thế giới của mình. Người già, dù có tiền của hay không vẫn cần sự chăm sóc, bảo vệ. Không chỉ trông chờ vào con cái họ mà còn là chính sách xã hội và cả pháp luật với người cao tuổi. Người già có điều kiện sống thọ hơn xưa và tỉ lệ dân số cao tuổi ngày càng cao hơn là xu thế tất yếu. Họ phải có những năm tháng tuổi già được sống hạnh phúc an lành. Muốn vậy, cần những chính sách và hành lang pháp lý để người già sống tự chủ hơn, được bảo vệ thân thể, tinh thần và cả tài sản để lại (nếu có) cũng phải được bảo vệ, phân chia theo đúng pháp luật.

Những người con hành hạ cha mẹ mình trong những câu chuyện trên rồi sẽ nhận bản án tù, bản án lương tâm. Nhưng người già chưa thể sống tốt hơn khi còn bao chuyện tương tự đang diễn ra, có nguy cơ xảy đến trong tương lai không xa.

Chính sách nào đủ mạnh mẽ bảo vệ người già trước những rủi ro tuổi già sức yếu trước mắt? Thêm viện dưỡng lão, thêm nhiều dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ người già, kể cả hỗ trợ pháp lý cần thiết... đó là việc cần làm nhanh hơn, nhiều hơn. Và cũng cần một cách nhìn mới hơn về những vấn đề rủi ro với cuộc sống người già, những người cống hiến một đời cho gia đình, cho quốc gia.

Điều này cần chính sách lớn đủ thay đổi nhận thức xã hội về người già. Tấm lòng hiếu thảo bao đời vẫn quý, vẫn cần nhưng không vì thế mà "gánh nặng" người già chỉ trông vào tấm lòng con cái họ.

Bắt tạm giam người phụ nữ bạo hành mẹ ruột 'vì không để lại gì'

TTO - Chiều 8-9, sau một ngày xác minh, Công an huyện Cần Đước (Long An) đã khởi tố, bắt tạm giam người phụ nữ có hành vi ngược đãi mẹ ruột trong clip lan truyền trên mạng xã hội trước đó.

THẢO NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công

Thủ tục hoàn công có còn cần thiết không khi công trình đã xây theo mẫu nhà duyệt sẵn, nằm trong quy hoạch rõ ràng và được giám sát từ đầu?

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công

Đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả để mua hàng, chống hàng giả bảo vệ hàng thật

Sử dụng tiền quỹ để mua hàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả để mua hàng, chống hàng giả bảo vệ hàng thật

Bộ Nội vụ trả lời việc cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi nhưng chưa được giải quyết

Cán bộ có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 178 nhưng hồ sơ chưa được giải quyết, sau 1-7 được giải quyết thế nào?

Bộ Nội vụ trả lời việc cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi nhưng chưa được giải quyết

Quảng Ngãi: Phân công nhiệm vụ của chủ tịch và 3 phó chủ tịch tỉnh

Ông Nguyễn Hoàng Giang, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã ký quyết định phân công nhiệm vụ cho chủ tịch và 3 phó chủ tịch UBND tỉnh.

Quảng Ngãi: Phân công nhiệm vụ của chủ tịch và 3 phó chủ tịch tỉnh

Mở loa kẹo kéo 'phá làng phá xóm', dân Hội An chịu không thấu

Nhiều người dân ở Hội An phản ánh đến báo Tuổi Trẻ Online việc các quán nhậu rải loa 'kẹo kéo' hát rung giật suốt ngày đêm.

Mở loa kẹo kéo 'phá làng phá xóm', dân Hội An chịu không thấu

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng': Ai cho xem vỉa hè như của riêng?

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm vỉa hè.

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng': Ai cho xem vỉa hè như của riêng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar