08/09/2024 16:50 GMT+7

Truyện ngắn trên báo: Gợi nhớ một thời vang bóng

Bây giờ mở trang báo Tuổi Trẻ số chủ nhật, thi thoảng lại thấy… thiếu thiếu. Sự thiếu vắng vì một mục tồn tại đã lâu, mấy năm nay không còn nữa.

Gợi nhớ một thời vang bóng - Ảnh 1.

Lâu dần thành quen, truyện ngắn trên báo cũng giống như cách ca sĩ thể hiện đoạn kết của một bản boléro: lặp lại, nhỏ dần, rồi chấm dứt.

Có lẽ thời hoàng kim của truyện ngắn trên báo đã qua.

Giờ vẫn còn một số báo đăng truyện ngắn. Nhưng tính phát hiện hoặc tạo được ấn tượng sâu đậm cho bạn đọc thì không nhiều.

1. Nếu là độc giả lâu năm của báo Tuổi Trẻ, hẳn nhiều quý vị còn nhớ mục truyện ngắn đăng số chủ nhật, từng có thời thu hút nhiều cây bút thử sức mình trong khuôn khổ 1.200 chữ vừa khéo mà vẫn viết ra tác phẩm ưng ý.

Sự biến mất của mục truyện ngắn trên báo Tuổi Trẻ gợi nhớ hình thức tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ, phơi-dơ-tông (feuilleton) trên báo chí nước nhà.

Ở thời thịnh, có khi một nhà văn viết vài feuilleton cùng lúc cho nhiều báo khác nhau là chuyện bình thường.

Nhưng rồi thời gian dần trôi, feuilleton cũng không trống không kèn biến mất khỏi các mặt báo. Có lẽ giờ đây, truyện ngắn trên các báo cũng sẽ rơi vào tình trạng đó.

Còn nhớ lần đầu tiên truyện ngắn Tướng về hưu xuất hiện chính là trên một tờ báo văn nghệ. Ngay sau đó, như chia sẻ của nhà báo Nguyễn Trọng Chức, biết bạn đọc phía Nam muốn đọc truyện ngắn này, báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật (nay là Tuổi Trẻ Cuối Tuần) đã đăng lại Tướng về hưu.

Được lời mời cộng tác của Tuổi Trẻ Chủ Nhật, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp gửi thêm nhiều truyện ngắn như Chảy đi sông ơi, Trương Chi, Những người thợ xẻ… - những tác phẩm đặc sắc trong sự nghiệp của ông.

Hay như trường hợp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận. Truyện này in trên báo Văn Nghệ vào tháng 9-2005, đến tháng 11 cùng năm, Tuổi Trẻ đăng lại thành sáu kỳ.

Từ đó đến nay cũng gần 20 năm, chưa có một hiện tượng văn chương tạo dấu ấn tương tự.

2. Tuy không chuyên biệt mảng văn nghệ, nhưng nhiều tờ báo theo đuổi dòng thời sự vẫn kịp thời giới thiệu đến bạn đọc những hiện tượng văn chương, các tác phẩm đặc sắc, đang gây dư luận trong đời sống văn hóa.

Tờ báo trở thành nơi một tác giả nghĩ đến đầu tiên khi muốn công bố sáng tác mới của mình.

Dù không công nhận chính thức, truyện ngắn xuất hiện trên báo chí thường vào số cuối tuần. Nhiều cây bút đã bước ra từ những cuộc thi truyện ngắn các báo tổ chức. Trong đó không ít tác giả vẫn còn bền bỉ với văn chương đến hôm nay.

Cái khó của truyện ngắn khi đăng báo là dung lượng phải tương thích với trang. 

Viết ngắn thì không đủ ý, viết dài cũng không thể đăng nhiều kỳ. Vô hình trung, sáng tạo của tác giả bị bó hẹp trong khuôn khổ.

Khuôn khổ ấy càng hẹp hơn để phù hợp với thị hiếu của một tờ báo đại chúng. Nghĩa là không nên quá phá cách, câu chuyện phải dễ hiểu, dễ chịu, ngôn từ phải chuẩn mực...

Bao nhiêu cái gạch đầu dòng đó khiến cho truyện ngắn đăng báo thành ra thiếu tính thể nghiệm mà quẩn quanh trong vùng an toàn. 

Và nhất là trong thời buổi đeo đuổi lượt xem như hiện nay, truyện ngắn trên các báo không chuyên biệt mảng văn hóa văn nghệ thường có lượng độc giả thấp nhất.

3. Cái tất yếu khi không còn nhiều độc giả, những truyện ngắn từ đặc sản trở thành lạc lõng trên báo. Người đọc truyện ít dần đi, thậm chí vắng bóng truyện ngắn cũng hiếm ai để ý.

Hình thức feuilleton, thơ và giờ là truyện ngắn lần hồi biến mất dần trên các mặt báo hoặc nếu duy trì cũng như thói quen. Vị thế cũ không còn, thời buổi nghe nhìn, nội dung ngắn, nhanh, khi mà người ta cố tóm tắt bộ phim truyền hình nhiều tập vào chiếc video mấy phút đăng trên mạng.

Ít ai dành thời giờ thưởng thức một truyện ngắn hay, ưu tư trước một câu tâm đắc, hay lặng đi trong cái vui buồn của nhân vật, câu chuyện trên trang báo ngày cuối tuần. Cái thi vị thưởng thức sự nhàn nhã chậm rãi của đời sống đã mất đi.

Sự biến mất này lúc đầu còn gây ngờ ngợ, giờ là quen. Truyện ngắn đến lúc tìm phương thức thích hợp để đến với bạn đọc giữa buổi vội vàng, khi tin tức còn phải tranh nhau đứng trên tờ báo in giữ chân những bạn đọc còn tin vào giấy mực.

Báo Tuổi Trẻ sắp kỷ niệm 50 năm vào năm 2025. Trộm nghĩ, hay là nhân buổi vào đời nửa thế kỷ, báo dựng lại mục truyện ngắn. Hoặc tổ chức một cuộc thi viết truyện ngắn. Có lẽ chẳng cần to tát đâu, nhưng chí ít cũng gợi nhớ một thời vang bóng.

Đã phát hành Đặc san Tuổi Trẻ 2-9 và câu chuyện 30 năm hội nhập

30 năm để nhìn lại khách quan: hội nhập đáng mừng hơn đáng lo. Khi bước vào sân chơi toàn cầu, Việt Nam phải tiếp tục nhập cuộc sâu rộng để đất nước phát triển ngày càng thịnh vượng!

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar