13/06/2017 21:47 GMT+7

Trường thi Gia Định xưa ở giữa thành Gia Định

TS. HỒ TƯỜNG
TS. HỒ TƯỜNG

TTO - Ở Việt Nam, thời nhà Nguyễn, khoảng ba, bốn năm, triều đình tổ chức thi Hương, thi Hội và thi Đình, tuyển chọn nhân tài giúp nước.

Trường thi Gia Định là nơi Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hòa ước Sài Gòn với Pháp ngày 5-6-1862. Coi tranh chúng ta có thế hình dung nơi ký khá tạm bợ với khung vải phía sau treo tạm cho kín đáo, nghiêm túc - Tranh tư liệu

Ở Bắc bộ và Trung bộ, có khi là một tỉnh, có khi là hai, ba tỉnh được lập một trường thi Hương. Riêng các tỉnh ở khu vực Nam bộ chỉ có một trường thi ở Gia Định; là tụ hội sĩ tử lục tỉnh Nam kỳ về dự kỳ thi Hương để thực hiện ước mơ giúp dân giúp nước.

Người Gia Định học làm người chứ không phải học làm quan

Gia Định là tên gọi chung của vùng đất từ Bình Thuận trở vào Nam, dưới thời các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu nhà Nguyễn.

Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần nhận xét: "Có một thời gian tương đối dài, người Việt ở Gia Định theo học chỉ là để học phép đối nhân xử thế, học làm người chứ không phải học làm quan" .

Năm 1807, vua Gia Long hạ chiếu nêu rõ: “Nhà nước cầu nhân tài, tất do đường khoa mục. Tiên triều ta chế độ khoa cử đời nào cũng có cử hành... Nay thiên hạ cả định, Nam Bắc một nhà, cầu hiền chính là sự cần kíp”.

Khoa Đinh Mão (1807) là kỳ thi Hương đầu tiên triều Nguyễn.

Vốn gắn bó với đất Gia Định, vua Gia Long nhận xét về con người của vùng đất này như sau: "Người Gia Định tánh vốn trung nghĩa, nhưng ít học, nên hay ưa khích khí, nếu được kẻ học giỏi làm thầy, đem lễ nhượng mà dạy, thời dễ hóa làm thiện, mà thành tài được nhiều".

Tháng 7 (âm lịch) năm Quý Dậu 1813, Trường thi Hương Gia Định được vua Gia Long sắc cho thành lập (và đây là trường duy nhất), để dành cho các sĩ tử từ Bình Thuận trở vào Nam kỳ.

Trường thi Gia Định

Quốc sử quán triều Nguyễn mô tả Trường thi Gia Định trong sách Đại Nam nhất thống chí, phần "Tỉnh Gia Định", như sau: Trường nằm trên đất thôn Hòa Nghĩa, phía tây thành Gia Định, có "chu vi 193 trượng 6 thước (khoảng 850m), tường cao 4 thước 5 tấc (gần 2m)".

Nhìn vào bản đồ thành Gia Định, chúng ta có thể thấy Trường thi Gia Định tương ứng với khu vực của Nhà văn hóa Thanh niên (số 4, đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) ngày nay.

Trong Cổ Gia Định phong cảnh vịnh cũng có 4 câu nói về Trường thi Gia Định: 

“...Chốn thi trường lẩy lẩy nhu phong,

Đền sĩ chí hộc hồng, một thuở bảng vàng lăm chiếm;

Nhà quốc học dầy dầy sĩ tử,

Gắng gia công đèn sách, mười thu nghiêng sắt chuyên mài...”

Năm Tự Đức thứ nhất (1848), khu vực làm việc của các quan trường trong Trường thi Gia Định đều lợp ngói, 4 vi trong trường thi đều được phân cách bằng tường hoa.

Vị trí Trường thi Hương Gia Định trên bản đồ Trần Văn Học 1815 - Ảnh: Địa chí Văn hóa TP.HCM 1987
SÂn 4A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (4 Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) là một trong hai hồ nước trong khuôn viên Trường thi Gia Định xưa. Phải chăng đây là khu vực sĩ tử tắm giặt sau khi lều chõng vô trường thi ("nội bất xuất, ngoại bất nhập)  - Ảnh: HỒ TƯỜNG

Sĩ phu Gia Định chuộng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài

Trường thi Gia Định cứ ba năm thì tổ chức một kỳ thi gọi là thi Hương. Quy cách thi thời xưa phải qua 4 kỳ (hay còn gọi là 4 trường): kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; kỳ đệ nhị thi chiếu, chế, biểu; kỳ đệ tam thi thơ, phú; kỳ đệ tứ thi văn sách.

Sĩ tử qua được 4 trường gọi là Hương cống (sau gọi là Cử nhân); qua được 3 trường gọi là Sanh đồ (sau gọi là Tú tài). Cả Hương cống và Sanh đồ đều được nhà nước tha thuế thân (giống như thuế thu nhập cá nhân ngày nay). Tuy nhiên, các vị đỗ Hương cống sẽ được ban áo mão và đãi yến tiệc gọi là Lộc minh yến.

Nhận định về việc học hành của người Gia Định (bao gồm toàn miền Nam Việt Nam), Quốc sử quán triều Nguyễn đã viết trong sách Đại Nam nhất thống chí như sau: “Tục chuộng khí tiết, khinh tài trọng nghĩa, sĩ phu ham đọc sách cốt yếu cầu cho hiểu rõ nghĩa lý mà lại vụng nghề văn từ”.

Đó là lý do giải thích tại sao các sĩ phu đất Gia Định ít người đạt đến bậc cao nhất của khoa cử dưới triều Nguyễn. Chỉ tính cùng thời gian từ năm 1822 đến năm 1865 thì toàn quốc có 280 tiến sĩ; trong đó Trường thi Gia Định chỉ có một tiến sĩ duy nhất đó là Phan Thanh Giản.

20 kỳ thi Hương ở Nam Kỳ (1813-1864) tuyển chọn được 274 cử nhân, với 20 thủ khoa và 20 á khoa. Kỳ lấy đỗ cao nhất là 20 cử nhân vào các năm 1847, 1848 và thấp nhất là 8 cử nhân ở kỳ thi Hương đầu tiên (1813).

Tuy vậy, sĩ phu Nam kỳ vẫn rất đáng tự hào khi đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam, như: Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Thủ khoa Đinh Văn Huy; cùng các cử nhân: Trương Minh Giảng, Trần Xuân Hóa, Trần Thiện Chánh, Trương Gia Hội , Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Thành Ý, Âu Dương Lân, Trương Văn Uyển, Trần Xuân Hòa, Huỳnh Mẫn Đạt, Đỗ Trình Thoại, Phan Văn Đạt, Nguyễn Thánh Ý, Lưu Tấn Thiện, Nguyễn Đình Chiểu,...

Năm 1864, sau khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, nhà Nguyễn dời Trường thi Hương Gia Định về An Giang. Tuy nhiên Trường thi An Giang chỉ tổ chức khoa thi duy nhất vào năm này và lấy đỗ có vẻn vẹn 10 người. Trường thi Hương An Giang là trường thi cuối cùng ở Nam kỳ trước khi vùng đất này hoàn toàn rơi vô người Pháp.

Sau khoa thi năm Giáp Tý (1864) tổ chức tại An Giang, Trường thi Hương Gia Định đóng cửa vĩnh viễn, chấm dứt việc thi cử theo Nho giáo sớm nhất ở nước Việt Nam. Ở Bắc bộ, khoa thi Hương cuối cùng là năm 1915, ở Trung kỳ khoa thi Hương cuối cùng là năm 1918, báo hiệu cho sự cáo chung của chế độ học vấn theo Nho giáo.

Đây chính là thời điểm mà nhà thơ Trần Tế Xương đã mô tả qua hai câu thơ bất hủ: “Cái học nhà Nho đã hỏng rồi -Mười người đi học, chín người thôi…”.

Đón đọc kỳ 2:  Những cử nhân lừng lẫy của Trường thi Gia Định

TS. HỒ TƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Thay vì né tránh, nhiều bạn trẻ chọn đối diện với thất nghiệp bằng cách tạo kênh TikTok nhằm chia sẻ trải nghiệm, đồng thời tìm kiếm cơ hội mới.

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội TikTok đang lan truyền một trào lưu mang tên 'thối não' với loạt nhân vật AI kỳ quái, phi lý nhưng lại cuốn hút đến khó hiểu.

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Ngày 6-5, Thủ tướng New Zealand, ông ChristopherLuxon, đã đề xuất lệnh cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ thế hệ trẻ khỏi những hiểm họa từ các nền tảng công nghệ lớn.

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar