19/11/2023 15:15 GMT+7

Trường đại học chậm trả lương cho giáo viên vì… thiếu hiệu trưởng

Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) chậm trả lương tháng 11 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên do thiếu vị trí hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng phụ trách.

Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) chậm trả lương tháng 11 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên vì hơn nửa tháng nay nhà trường vẫn chưa có hiệu trưởng - Ảnh: NHẬT LINH

Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) chậm trả lương tháng 11 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên vì hơn nửa tháng nay nhà trường vẫn chưa có hiệu trưởng - Ảnh: NHẬT LINH

Ngày 19-11, Tuổi Trẻ Online nhận được phản ánh của cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) về việc trường ra thông báo chậm trả lương tháng 11, lý do là trường vẫn chưa được Đại học Huế phê duyệt nhân sự đối với vị trí hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025.

Trước đó, phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường là TS Đỗ Xuân Phú đã nghỉ hưu từ ngày 30-10, tức gần 1 tháng nay trường khuyết vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Do trường không có vị trí lãnh đạo quản lý nên không ai có trách nhiệm ký bảng lương cho giáo viên, nhân viên, dẫn đến việc trường phải ra thông báo chậm lương nêu trên. 

Một giáo viên của Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) nói với Tuổi Trẻ Online rằng họ rất không vui và cảm thấy hụt hẫng khi nhận được thông báo. Theo giáo viên này, việc thiếu vắng vị trí quản lý trường gần một tháng nay khiến nhiều công việc của trường không được suôn sẻ.

"Giáo viên chúng tôi phần lớn hằng tháng chỉ trông chờ vào đồng lương đi dạy này. Lương về chậm ngày nào thì cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng ngày đấy", giáo viên này nói.

Được biết hiện nay Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) có khoảng 70 cán bộ, giảng viên, nhân viên đang làm việc. Trường này hằng năm cũng gặp rất nhiều khó khăn về việc tuyển sinh sinh viên vào các ngành học nghệ thuật.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Anh Phương, giám đốc Đại học Huế, cho biết đã nắm được thông tin sự việc trên.

"Qua làm việc, Đại học Huế thống nhất trong tuần sau (từ sau ngày 20-11) sẽ công bố quyết định về việc bổ nhiệm hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật nhiệm kỳ 2020-2025. Đến lúc đó việc trả lương cho cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường sẽ được giải quyết ngay", ông Phương nói.

Thầy giáo người Nhật thẹn thùng khi được sinh viên Việt Nam chúc 20-11

Biểu cảm dễ thương của thầy giáo người Nhật khi nhận lời chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam từ sinh viên đang thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar