12/08/2022 22:00 GMT+7

Trung tướng, nhà báo Hữu Ước: ‘Tranh của tôi đẹp chứ, lại có tư tưởng’

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Nổi tiếng là một nhà báo viết văn, thơ, kịch bản sân khấu, điện ảnh, nhưng 20 năm qua, trung tướng, nhà văn Hữu Ước còn trổ tài ở lĩnh vực hội họa. Ông tự nhận định tranh của mình rất đẹp, có tư tưởng.

Trung tướng, nhà báo Hữu Ước: ‘Tranh của tôi đẹp chứ, lại có tư tưởng’ - Ảnh 1.

Nhà văn Hữu Ước bên bức tượng đồng Người lính trưng bày trong triển lãm cá nhân tại Artspace - Ảnh: T.ĐIỂU

Kỷ niệm tuổi 70, với 50 năm cầm bút viết văn viết báo, 20 năm cầm cọ, cầm bay vẽ tranh, trung tướng, nhà báo, nhà văn Hữu Ước vừa khai mạc triển lãm Nhà văn Hữu Ước và sắc màu vào chiều tối 12-8 tại Artspace (42 Yết Kiêu, Hà Nội). Triển lãm kéo dài đến ngày 19-8.

Buổi khai mạc triển lãm thu hút rất đông bạn bè ở nhiều lĩnh vực văn hóa văn nghệ như báo chí, văn chương, sân khấu… nhưng không có nhiều người thuộc giới mỹ thuật.

Nhà văn Hữu Ước chọn trưng bày 100 tác phẩm thuộc 3 chủ đề: Thế sự, phong cảnh và hoa, trong đó có tác phẩm đầu tay Vòng xoáy vẽ lúc ông viết kịch bản sân khấu Vòng xoáy, và đặc biệt là những tác phẩm ông vẽ trong 10 năm "lao động hết mình" vừa qua.

Đó là 10 năm ông vẽ được 250 bức tranh, ra 2 bộ tiểu thuyết: Kiếp người (3 tập) và Suối cọp, 3 vở kịch, 2 tập thơ Gió hoangMùi lửa, làm 1 đêm nhạc.

Trung tướng, nhà báo Hữu Ước: ‘Tranh của tôi đẹp chứ, lại có tư tưởng’ - Ảnh 2.

Mảng tranh phong cảnh của Hữu Ước được nhiều người đánh giá là thành công hơn cả - Ảnh: T.ĐIỂU

Là một nhà văn vẽ tranh, Hữu Ước cho biết ông đặt vào những bức tranh thế sự nhiều suy tư về cuộc sống, nhân sinh mà lắm khi văn chương không nói hết được.

Ví dụ như bức Trái tim chính là ông vẽ trái tim mình, một trái tim "bầm dập" vì một cuộc đời quá nhiều sóng gió.

Bức Vũ điệu quỷ và người nói về cái xấu cái tốt cùng tồn tại trong mỗi con người. Hay bức Nước chảy đá mòn ông muốn nói về sức mạnh của nước, chính là sức mạnh của nhân dân…

Đề tài về Trường Sơn trong chiến tranh, phong cảnh rừng núi là mảng đề tài lớn của nhà văn Hữu Ước và nhiều người cùng nhận định đây là chủ đề mà cây cọ này thành công hơn cả. Tác giả cho biết khách nước ngoài rất mê tranh phong cảnh của ông, mê bảng màu rất tình cảm của một nhà văn, những phong cảnh rất hữu tình.

Ngoài các bức họa, triển lãm còn trưng bày một tác phẩm điêu khắc có tên Người lính - bức tượng mà tác giả vui mừng nói đó là "trời cho".

Họa sĩ Lê Thiết Cương đánh giá bức tượng đồng với tạo hình khúc chiết, khỏe khoắn, thiên về những hình khối kỷ hà vuông vức, với cánh tay giơ thẳng mang hình cây tre Việt Nam, thân gợi hình trống đồng… chính là điểm nhấn của triển lãm.

"Người lính luôn khẳng khái, thẳng ngay và chỉ một ý chí duy nhất: Bảo vệ Tổ quốc. Tôi rất yêu khí chất người lính thì mới làm ra được bức tượng này", ông Hữu Ước nói với báo chí trước thềm khai mạc triển lãm.

Trung tướng, nhà báo Hữu Ước: ‘Tranh của tôi đẹp chứ, lại có tư tưởng’ - Ảnh 3.

Hữu Ước vẽ rất nhiều phong cảnh các bến sông quê - Ảnh: T.ĐIỂU

Cùng là nhà thơ, nhà văn vẽ tranh, ông Nguyễn Quang Thiều nói ông rất thích mảng tranh phong cảnh của Hữu Ước, đặc biệt là những bức vẽ rừng núi khiến ông rất ấn tượng và ám ảnh.

Mặc cho những ý kiến khác nhau về hội họa của một nhà báo, nhà văn hầu như không biết gì về hội họa, ông Thiều nói Hữu Ước cũng như ông, vẽ trước hết là một hưởng thụ của chính mình.

Bởi không học về hội họa, cả ông và Hữu Ước vẽ bằng sự liều lĩnh, trong sáng, ngây thơ, không đặt mục đích phải sáng tạo được một cái gì cho đời sống mà trước tiên là làm cho chính mình. Đó là sự tự do chạm vào mọi ngõ ngách sáng tạo của người nghệ sĩ.

Còn nhà văn Hữu Ước thì chia sẻ thẳng thắn với Tuổi Trẻ Online: "Tranh của tôi đẹp chứ, chắc chắn là đẹp thì tôi mới vẽ. Và tranh tôi có tư tưởng". Ông muốn "đắm đuối với hội họa cho tới lúc chết".

Hữu Ước cũng cho biết tranh ông có nhiều người mua, tuy rằng giá tranh không cao "ngất ngưởng" như trong các buổi đấu giá tranh từ thiện khi ông còn đương chức.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều: Các nhà văn hãy viết thật mê đắm

TTO - Khi 'ghế' chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam của ông Nguyễn Quang Thiều vẫn còn mới thì nhà thơ này lại gây xôn xao làng văn nghệ với triển lãm tranh cá nhân đầu tiên, thu hút người dự khai mạc đông chưa từng thấy.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar