08/12/2015 09:39 GMT+7

​Trung Quốc: ý định nhân bản vô tính bị phản ứng

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TT - Tập đoàn chuyên nghiên cứu về tế bào gốc và y khoa tái tạo gen Boyalife ở TP Vô Tích (Trung Quốc) tuyên bố sẽ lập trung tâm nhân bản vô tính tại TP Thiên Tân.

Các nhà khoa học Trung Quốc ôm ba chú heo được nhân bản vô tính năm 2006 ở Cáp Nhĩ Tân - Ảnh: scmp

Trung tâm này sẽ do Sinica (chi nhánh của Boyalife), Viện y khoa phân tử của Đại học Bắc Kinh, Viện hàn lâm Y sinh học quốc tế Thiên Tân cùng Quỹ nghiên cứu kỹ thuật sinh học Sooam của Hàn Quốc phối hợp xây dựng.

Hãng tin Tân Hoa xã cho biết nhà máy này sẽ tạo ra các loài chó kiểng và chó nghiệp vụ, bò, ngựa đua và các loài linh trưởng vì mục tiêu thương mại và cải thiện “nòi giống”.

Nhà máy với chi phí xây dựng 200 triệu nhân dân tệ (31 triệu USD), tọa lạc trong Khu phát triển kinh tế kỹ thuật Thiên Tân - một công viên phát triển doanh nghiệp do Chính phủ Trung Quốc đỡ đầu. Các phần chính của khu nhà máy này đã được xây dựng, dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 6-2016.

Chủ tịch Boyalife Từ Hiểu Xuân cho biết nhà máy này có thể sản xuất khoảng 100.000 phôi động vật mỗi năm trước khi tăng sản lượng lên 1 triệu con.

Tuy nhiên, đã xuất hiện ý kiến không đồng tình trong cộng đồng dân cư Trung Quốc và Hong Kong.

“Tôi không tưởng tượng được vì sao châu Âu đã cấm nhân bản vô tính động vật vì những loài này thường mắc bệnh, nhưng chính phủ lại duyệt cho những dự án này thành lập” - kỹ sư Chung Thanh Hồng ở Bắc Kinh lên tiếng. 

Từ năm 2000, giới khoa học Trung Quốc đã nhân bản vô tính cừu, gia súc và heo. Nhà máy nhân bản vô tính phục vụ mục đích thương mại đầu tiên của nước này cũng được xây dựng ở tỉnh Sơn Đông hồi tháng 9-2014, cũng là liên doanh giữa Boyalife và Sooam.

Báo South China Morning Post cho biết Sinica đã nhân bản hơn 550 chó nghiệp vụ làm việc ở sân bay, hải quan và cảnh sát Trung Quốc từ năm 2005. 

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu kiểm tra công ty của chồng Đoàn Di Băng

Liên quan sản phẩm công ty của chồng Đoàn Di Băng bị đình chỉ lưu hành, Sở Y tế Đồng Nai đã giao Thanh tra sở kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group và Công ty cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai.

Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu kiểm tra công ty của chồng Đoàn Di Băng

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar