15/06/2009 16:42 GMT+7

Trung Quốc: văn học mạng dễ trở thành con dao hai lưỡi

LAN NHà(lược dịch từ Chinawriter.com.cn)
LAN NHà(lược dịch từ Chinawriter.com.cn)

TTO - Trong thời đại "đọc trên màn hình” với quá trình phát triển được xem là thần tốc trong vòng 10 năm qua của văn học mạng, Trung Quốc đang hướng tới việc xác lập một con đường mới cho văn học đương đại.

Phóng to
Nhà văn Mã Quý và tác phẩm mới của ông: Viết lách trong thời đại đọc trên màn hình: Lịch sử 10 năm văn học mạng

Tại cuộc “Hội thảo văn học mạng” diễn ra vào tháng 5 vừa qua, nhiều nhà văn Trung Quốc đã đề xuất ý kiến cần phát huy tác dụng của văn học mạng, bởi đó là nhu cầu tất yếu mang tính cấp bách của hiện thực.

Có khả năng văn học đương đại của nước này sẽ xuất hiện một dòng văn học mới từ sự giao thoa giữa văn học mạng và văn học truyền thống, đó là nhận định của nhà văn Mã Quý (chủ nhiệm ban biên tập Chuyên san tiểu thuyết trường thiên của Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc).

Nhìn tổng thể, những người sáng tác trên mạng chủ yếu là thanh niên đô thị so với nhà văn chính thống, sáng tác của họ mang tính phổ biến, thời thượng, chưa lão luyện về mặt nghệ thuật và độ sâu tư tưởng, thiếu ý nghĩa xã hội, cảm ngữ nhân sinh và tích lũy văn hóa một cách sâu sắc.

Đồng thời, với phong cách sáng tác và kết cấu đa dạng, cùng với việc theo đuổi sự đón nhận mang tính chất cá nhân, việc sáng tác trên mạng rất dễ trở thành một con dao hai lưỡi. Bởi cùng với việc sáng tạo tinh thần cá nhân, nó cũng dễ khiến người viết xem nhẹ việc chú trọng tâm lý đón nhận của đại chúng. Hiện tượng này dễ dẫn đến sự thiếu trách nhiệm trong sáng tác vì chạy theo tính giải trí, vô tình kìm hãm sự phát triển của văn học mạng.

Theo nhà văn Mã Quý, “Văn học mạng vốn không gò bó, người viết được tự do biểu đạt theo ý muốn, tính chất ấy một mặt tạo điều kiện cho văn học trở về với bản sắc của nó, trở về với sự trung thực và hồn nhiên vốn có; nhưng mặt khác cũng dẫn đến tình trạng lạm dụng tự do, bành trướng cá tính, sáng tác tùy tiện”.

Có người lo lắng tính khác biệt giữa văn học mạng và văn học truyền thống sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển lành mạnh của văn học. Tuy nhiên, nhà văn Mã Quý cho rằng tính khác biệt này thật ra lại hay, nếu cả hai dòng văn học giống nhau cũng làm mất đi ý nghĩa kết hợp và bổ sung cho nhau.

Ý nghĩa tích cực của văn học mạng ở chỗ nó sẽ dò tìm ra một con đường mới cho văn học đương đại. Xét về bản chất, văn học mạng vẫn làm theo chức năng cơ bản của văn học truyền thống, nhưng không thể xem nhẹ sự ảnh hưởng rất lớn của nó ở cách thức truyền bá và hình thức sáng tác. Có thể sự giao thoa này là điều đáng vui mừng, bởi trong tương lai có khả năng nó sẽ tạo ra một chức năng mới, một không gian văn học mới cho văn học đương đại.

Nhìn từ cuộc thội thảo này, có thể thấy văn học mạng ở VN cũng như ở Trung Quốc đều vẫn còn trong thời gian thực nghiệm, hiện khó thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ cao hơn của nhiều độc giả.

LAN NHà(lược dịch từ Chinawriter.com.cn)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Võ Minh Lâm làm huấn luyện viên Chuông vàng vọng cổ

Chiều 21-7, Đài truyền hình TP.HCM đã gặp gỡ báo chí giới thiệu cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 20. Nghệ sĩ Võ Minh Lâm lần đầu tiên ngồi ghế nóng, giữ vai trò huấn luyện viên của cuộc thi.

Võ Minh Lâm làm huấn luyện viên Chuông vàng vọng cổ

Một dịch giả Việt nhận danh hiệu 'Người bạn của văn học Trung Quốc'

Theo Hội Nhà văn Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi vừa nhận danh hiệu 'Người bạn của văn học Trung Quốc' do Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Trương Hồng Sâm trao tặng.

Một dịch giả Việt nhận danh hiệu 'Người bạn của văn học Trung Quốc'

Quán mì bò Thái Lan gần 50 năm không thay nồi nước dùng

Ở Bangkok (Thái Lan), nhà hàng Wattana Panich nổi tiếng với nồi nước dùng bò và dê nấu đỏ lửa liên tục suốt hơn 45 năm qua. Chủ quán bảo nước dùng không nấu mới mà bổ sung thêm nguyên liệu để tiếp tục nấu.

Quán mì bò Thái Lan gần 50 năm không thay nồi nước dùng

Kỳ bí quần thể hang đá triệu năm ở Đà Nẵng được công nhận là di tích cấp tỉnh

Quần thể Hang Dơi ở xã Thạnh Bình, TP Đà Nẵng được kiến tạo hàng trăm triệu năm, một trong những hệ tầng đá cổ nhất ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng.

Kỳ bí quần thể hang đá triệu năm ở Đà Nẵng được công nhận là di tích cấp tỉnh

Nghệ sĩ Phượng Loan, Lê Tứ làm giám khảo ‘Tiếng hát ca cổ phát thanh’ đặc khu Côn Đảo

Nghệ sĩ Phượng Loan, Lê Tứ, Hà Như và soạn giả Trương Văn Út sẽ đảm nhận vai trò ‘cầm cân nảy mực’ tại hội thi Tiếng hát ca cổ phát thanh đặc khu Côn Đảo năm 2025.

Nghệ sĩ Phượng Loan, Lê Tứ làm giám khảo ‘Tiếng hát ca cổ phát thanh’ đặc khu Côn Đảo

Khách Hàn Quốc mê bánh mì Việt mà ghét rau mùi, mặc áo để 'tuyên ngôn'?

Dù rất thích bánh mì nhưng không ăn được rau mùi và không rành tiếng Việt, một số khách Hàn Quốc 'nhanh trí' mặc áo nói không với rau mùi để tránh mua nhầm.

Khách Hàn Quốc mê bánh mì Việt mà ghét rau mùi, mặc áo để 'tuyên ngôn'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar