23/07/2019 16:40 GMT+7

Trung Quốc thừa nhận phải ‘lao tâm khổ tứ’ để giữ mức tăng trưởng

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Bộ Công nghiệp Trung Quốc ngày 23-7 cho biết họ sẽ phải "lao tâm khổ tứ" để hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng sản lượng công nghiệp năm nay.

Trung Quốc thừa nhận phải ‘lao tâm khổ tứ’ để giữ mức tăng trưởng - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại còn 6,2% trong quý 2-2019 - Ảnh: AFP

Những khó khăn này được liên kết với bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ đang gây sức ép đối với hoạt động xuất khẩu và triển vọng của toàn nền kinh tế Trung Quốc.

Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc, ông Xin Guobin, cho biết các cải cách đang diễn ra cùng việc tái cấu trúc ngành công nghiệp của nước này đang đối mặt với các thách thức lớn.

Theo đài CNBC, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, còn 6,2% trong quý 2-2019. Đây là mức tăng trưởng yếu nhất trong vòng 27 năm qua. Nhu cầu cả trong và ngoài nước suy giảm vì chiến tranh thương mại với Mỹ được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả này.

Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định sẽ tung ra những biện pháp kích thích để vực dậy hoạt động kinh tế, nhằm đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay.

Cụ thể hơn, Trung Quốc kỳ vọng tăng trưởng sản lượng công nghiệp sẽ đạt 5,5-6%.

Vào tháng 5, mức tăng trưởng sản lượng của Trung Quốc đã rơi xuống 5%, đáy thấp nhất trong 17 năm qua, nhưng nhanh chóng phục hồi lại 6,3% trong tháng 6.

Thế nhưng, CNBC cho biết giới chuyên gia vẫn không chắc rằng tình hình tăng trưởng của Trung Quốc sẽ bền vững, trong bối cảnh thương lượng giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ chưa có dấu hiệu sáng sủa. 

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng đơn đặt hàng mới tại Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm xuống.

Về vấn đề này, ông Xin nhìn nhận rằng Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc ổn định hoạt động sản xuất, sau cú hụt chân lớn trong tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp.

Căng thẳng thương mại kéo dài đã khiến nhiều nhà sản xuất nước ngoài tìm đường ra khỏi Trung Quốc để né thuế quan trả đũa của Mỹ. Đa số các doanh nghiệp này đều di dời hoạt động sản xuất qua những quốc gia lân cận với Trung Quốc và tái xây dựng chuỗi cung ứng của mình.

Thứ trưởng Xin nhận định thực tế trên là rất bình thường và phù hợp với quy luật thị trường. Ngoài ra, ông nói thêm rằng Trung Quốc vẫn kiểm soát được tác động của chúng đối với tăng trưởng kinh tế, thị trường lao động và phát triển công nghiệp trong nước.

TTO - Tương tự câu chuyện Biển Đông, những tuyên bố của Trung Quốc trong vấn đề khai thác sông Mekong bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là không chân thành, chỉ được cái hoa mỹ trong ngôn từ nhưng lại thiếu thực chất.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Trước tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công kéo dài tại nhiều dự án trọng điểm, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi “tối hậu thư”, đến cuối năm 2025 chủ đầu tư nào giải ngân không đạt 80% kế hoạch vốn sẽ bị xem xét kỷ luật.

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tổng thống Donald Trump dọa áp thuế 14 nước châu Á, gây áp lực lớn cho đàm phán thương mại trước thời hạn chót mới là ngày 1-8.

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Trái với nhiều dự báo cho rằng VN-Index sẽ sớm đối mặt với nhịp điều chỉnh kỹ thuật do áp lực chốt lời gia tăng khi vượt mốc tâm lý 1.400 điểm, chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được trạng thái hưng phấn, dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào chứng khoán.

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động của tổ chức tín dụng vừa đảm bảo an toàn hệ thống, an ninh kinh tế, kiểm soát được lạm phát.

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar