23/05/2019 16:12 GMT+7

Trung Quốc thải chất cấm CFC làm thủng tầng ozone

MINH ANH (Nguồn: BBC)
MINH ANH (Nguồn: BBC)

TTO - Chất CFC đã bị cộng đồng quốc tế nhất trí cấm vì làm thủng tầng ozone, thế nhưng những năm gần đây khí thải từ chất này lại gia tăng đầy bí ẩn. Một nhóm nghiên cứu mới đây đã tìm ra thủ phạm: Trung Quốc.

Trung Quốc thải chất cấm CFC làm thủng tầng ozone - Ảnh 1.

Phần lớn CFC-11 được dùng trong vật liệu cách nhiệt - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo đó, họ phát hiện các công ty ở vẫn dùng chất này, dẫn đến lượng khí thải ra gia tăng.

Khí CFC là một hóa chất do con người tổng hợp, thường được dùng trong các thiết bị làm lạnh. Nhưng đến năm 1980, các nhà khoa học phát hiện ra khí CFC khi phân hủy trong khí quyển sẽ giải phóng nguyên tử Clo, làm phá hủy tầng ozone.

Tầng ozone, hay còn gọi là tầng bình lưu, giúp che chắn bảo vệ Trái đất và con người khỏi phóng xạ cực tím từ mặt trời. Việc sử dụng CFC đã tạo lỗ thủng trong tầng ozone, gia tăng tỉ lệ bệnh ung thư da và bệnh về mắt.

Khí CFC còn góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu. Một tấn khí CFC tương đương 5.000 tấn CO2.

Năm 1987, trong Nghị định thư Montreal, cộng đồng quốc tế đã thống nhất hạn chế sản xuất và sử dụng chất này, và dự kiến các chất CFC gồm CFC-11 sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ vào 2010.

Tuy nhiên những năm gần đây, lượng khí thải CFC gia tăng đầy bí ẩn, khiến quy trình vá lỗ hổng ozone bị chậm lại.

Theo BBC ngày 23-5, Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) mới đây công bố nghiên cứu cho biết họ đã tìm ra "thủ phạm", sau khi phát hiện khoảng 40-60% lượng khí CFC-11 gia tăng do các công ty ở tỉnh đông bắc Trung Quốc thải ra.

Các công ty này đã sử dụng CFC-11 trong vật liệu ốp tường nhà vì "chất lượng hơn và rẻ hơn các hóa chất khác".

"Tôi nghĩ với nghiên cứu này, không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng bất ngờ của khí thải này và chúng tôi hi vọng rằng Trung Quốc sẽ truy quét sạch toàn bộ hoạt động sản xuất CFC-11", bà Clare Perry từ EIA nói.

Ngoài gây thủng tầng ozone, việc gia tăng lượng khí CFC-11 sẽ ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu, theo các nhà nghiên cứu. Họ cho biết toàn bộ lượng khí CFC được thải ra từ phía đông Trung Quốc tương đương với khoảng 35 triệu tấn CO2 được thải vào khí quyển mỗi năm.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature.

Lượng khí thải CFC-11 tăng 110% ở Trung Quốc

Sử dụng các trạm giám sát không khí ở Hàn Quốc và Nhật Bản, các nhà nghiên cứu thấy lượng CFC-11 tăng lên kể từ 2012. Thêm vào đó, lượng khí thải CFC-11 ở Trung Quốc giai đoạn 2014-2017 đã tăng lên 110% so với giai đoạn 2008-2012.

"Nghiên cứu mới này dựa trên những đột biến trong dữ liệu về không khí đến từ Trung Quốc", tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Matt Rigby tại Đại học Bristol, nói với BBC Inside Science.

Họ phát hiện ra so với 2012, ở Trung Quốc xuất hiện thêm 7.000 tấn khí CFC-11.

Trung Quốc nói đã bắt đầu kiểm soát các công ty "giả mạo" sản xuất CFC-11. Tháng 11 năm ngoái, một số nghi phạm sở hữu 30 tấn CFC-11 đã bị bắt tại tỉnh Hà Nam.

TTO - Một nhóm các nhà nghiên cứu môi trường đã dùng một chiếc tàu lượn không có động cơ để bay đến độ cao 16km mà không làm ảnh hưởng đến không khí ở tầng ozone. Chuyến bay được thực hiện với mục đích kiểm tra lỗ thủng tầng ozone.

MINH ANH (Nguồn: BBC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk

Những ngày qua, vùng biển các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk liên tục ghi nhận sự xuất hiện của nhiều cá voi tìm tới săn mồi, thu hút sự chú ý của người dân và du khách.

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin thú vị về hai hòn đảo nằm cách nhau khoảng 5km nhưng lại có múi giờ lệch nhau đến 22 giờ.

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Rùa núi vàng đi lạc, được người dân tập thể dục bắt được giao cho kiểm lâm

Trong lúc đi tập thể dục, hai người dân ở TP.HCM phát hiện hai con rùa núi vàng có biểu hiện yếu nên đem về nhà rồi giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM chăm sóc, cứu hộ theo quy định.

Rùa núi vàng đi lạc, được người dân tập thể dục bắt được giao cho kiểm lâm

Tìm ra cách tách vàng trong rác bằng nước muối và tia UV

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Flinders, Úc vừa công bố công nghệ xanh tách vàng trong rác điện tử: họ dùng nước muối, tia UV và polymer tái chế để tách vàng.

Tìm ra cách tách vàng trong rác bằng nước muối và tia UV

Lần đầu 'bắt' được ánh sáng trong thời gian ảo

Các nhà khoa học Mỹ vừa quan sát được ánh sáng khi nó di chuyển trong 'thời gian ảo - một khái niệm toán học tưởng chừng không có thực.

Lần đầu 'bắt' được ánh sáng trong thời gian ảo

Hàn Quốc phát triển robot 'giải bài toán' dân số già

Hyundai hiện đang hoàn thiện hai dòng sản phẩm then chốt: robot hình chó Spot cho giám sát công nghiệp và robot hình người Atlas.

Hàn Quốc phát triển robot 'giải bài toán' dân số già
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar