04/01/2019 15:41 GMT+7

Trung Quốc sẽ độc quyền sở hữu trạm không gian?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Tháng 11-2018, lần đầu tiên Trung Quốc giới thiệu mô hình module chính mang tên Thiên Hà của trạm không gian tương lai Thiên Cung 3. Tương lai của trạm không gian Trung Quốc sẽ như thế nào?

Trung Quốc sẽ độc quyền sở hữu trạm không gian? - Ảnh 1.

Mô hình module chính của trạm không gian Thiên Cung 3 được trưng bày tại triển lãm ở Chu Hải vào tháng 11-2018 - Ảnh: THX

Module chính Thiên Hà của Thiên Cung 3 được tiết lộ lần đầu tiên vào ngày 6-11-2018 tại Triển lãm quốc tế hàng không và hàng không vũ trụ lần thứ 12 tại Chu Hải (tỉnh Quảng Đông). Có năm vấn đề cần lưu ý liên quan đến trạm Thiên Cung 3.

1. Công cụ ngoại giao của Trung Quốc

Từ khi phóng các vệ tinh đầu tiên lên không gian, đến nay cuộc chạy đua vào không gian đã vượt qua khuôn khổ nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu không gian đã trở thành một phương tiện để các quốc gia thể hiện đẳng cấp và Trung Quốc ý thức rất rõ vấn đề này.

Tháng 5-2018, Trung Quốc thông báo sẽ phóng trạm không gian Thiên Cung 3 lên quỹ đạo và mọi quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đều có thể sử dụng trạm.

Tuyên bố nêu trên nhằm chứng minh Trung Quốc không còn là quốc gia đóng cửa với thế giới và đây là công cụ sẽ củng cố vị thế ngoại giao cho Trung Quốc.

Theo lộ trình, Trung Quốc sẽ phóng module chính Thiên Hà trong năm 2019 và trạm Thiên Cung 3 sẽ chính thức hoạt động vào năm 2022.

2. Trạm không gian thứ ba có người

Tháng 9-2011, Trung Quốc đã phóng trạm Thiên Cung 1 lên quỹ đạo thấp (cách Trái đất 300 km - 400 km). Trạm đã đón tiếp ba nhà du hành trong thời gian 13 ngày trong năm 2012 và 14 ngày năm 2013.

Tháng 4-2018, trạm Thiên Cung 1 rơi xuống Trái đất sau thời gian mất kiểm soát phải dừng hoạt động.

Tháng 9-2016, Trung Quốc tiếp tục phóng trạm Thiên Cung 2. Đến nay trạm vẫn hoạt động bình thường. Thiên Cung 3 sẽ là trạm không gian thứ ba có người của Trung Quốc được đưa lên quỹ đạo.

Trung Quốc sẽ độc quyền sở hữu trạm không gian? - Ảnh 2.

Mô hình trạm Thiên Cung 3 sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh và đi vào hoạt động vào năm 2022 - Ảnh: cite-espace.com

3. Trạm dịch vụ cho kính viễn vọng không gian

Theo dự kiến, định kỳ trạm không gian Thiên Cung 3 có thể tiếp nhận kính thiên văn không gian (dự kiến được phóng lên quỹ đạo thấp vào năm 2022).

Với đường kính 2m và camera có độ phân giải 2,5 triệu pixel, kính thiên văn Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của kính viễn vọng Hubble của NASA của Mỹ.

4. Trạm không gian hoạt động thường xuyên duy nhất

Trạm không gian quốc tế (ISS) được đưa lên quỹ đạo năm 1998, liên tục đón tiếp các nhà du hành vụ trụ từ năm 2000 và dự kiến sẽ ngừng hoạt động từ năm 2025.

Hiện thời các nước đối tác xây dựng ISS gồm Mỹ, Nga, châu Âu, Nhật và Canada chưa dự kiến xây dựng trạm mới mà chỉ tập trung ngân sách cho các chương trình chinh phục lại Mặt trăng và khám phá sao Hỏa.

Như vậy sắp tới, sau khi phóng trạm không gian Thiên Cung 3, Trung Quốc có thể trở thành quốc gia duy nhất sở hữu trạm không gian có người hoạt động thường xuyên xung quanh Trái đất.

5. Trạm của Trung Quốc không thể sánh với ISS

Trạm không gian Thiên Cung 3 nặng 65 tấn, tuy lớn hơn Thiên cung 1 và Thiên Cung 2 (8,5 tấn) song so ra chỉ gần bằng 1/7 trạm ISS (450 tấn).

Theo thông tin chưa đầy đủ từ các cơ quan chức năng Trung Quốc, Thiên Cung 3 gồm ba module với một module chính và hai module làm phòng thí nghiệm. 

Trạm có khả năng tiếp nhận ba nhà du hành vũ trụ với thời gian lưu lại hơn một năm cách Trái đất 400 km.

Trung Quốc sẽ độc quyền sở hữu trạm không gian? - Ảnh 3.

Trạm Thiên Cung 1 cháy rụi khi rơi xuống Thái Bình Dương vào tháng 4-2018 - Ảnh: EPA

Trạm không gian Thiên Cung 3 là phòng thí nghiệm không gian đầu tiên của Trung Quốc hoạt động dài ngày trên quỹ đạo địa tĩnh.

Module chính của trạm được dùng làm trung tâm chỉ huy đồng thời là nơi ở chính của các nhà du hành vũ trụ.

Trạm có khả năng bay độc lập trong không gian với thời gian hoạt động dự kiến kéo dài tối thiểu 10 năm. Trạm cũng có thể được bảo trì và sửa chữa để hoạt động lâu hơn.

TTO - Chuẩn bị bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, nhân loại một lần nữa rục rịch quay lại Mặt trăng. Lần này ai sẽ tới đích đầu tiên?

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar