02/04/2018 09:14 GMT+7

Trạm không gian Trung Quốc bốc cháy trên nam Thái Bình Dương

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Trung Quốc thông báo trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của nước này đã rơi vào bầu khí quyển Trái đất và bốc cháy trên bầu trời ở Nam Thái Bình Dương sáng nay 2-4.

Trạm không gian Trung Quốc bốc cháy trên nam Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Ảnh: PHUKETNEWS

Theo Hãng tin Reuters, thông báo ngắn gọn trên trang web của cơ quan nghiên cứu không gian Trung Quốc cho biết trạm vũ trụ đã rơi vào bầu khí quyển Trái đất khoảng 8h15 phút sáng nay 2-4 theo giờ địa phương, tức 7h15 cùng ngày theo giờ Việt Nam.

Phía Trung Quốc cũng nói "phần lớn" trạm vũ trụ này đã bốc cháy khi bắt đầu rơi trở lại khí quyển trái đất, đồng thời cho rằng không có khả năng còn những mảnh vỡ lớn của Thiên Cung 1 có thể rơi xuống tới mặt đất.

Ngay trước đó người ta ước đoán Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống khu vực khí quyển ở ngoài khơi bờ biển Brazil ở Nam Đại Tây Dương, gần các thành phố Sao Paulo và Rio de Janeiro.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 dài 10,4m được phóng năm 2011 trong chương trình khám phá vũ trụ tham vọng của Bắc Kinh với mục tiêu thiết lập một trạm vũ trụ cố định trong quỹ đạo vào năm 2023.

Mô phỏng quá trình rơi của trạm Thiên Cung 1 - Video: CNN

Theo kế hoạch ban đầu Thiên Cung 1 dự kiến được thu hồi năm 2013, tuy nhiên sứ mệnh hoạt động của nó đã liên tục được nới thêm thời gian.

Trung Quốc trước đây cho biết trạm vũ trụ sẽ trở lại mặt đất vào cuối năm 2017, tuy nhiên quá trình này bị trì hoãn, theo đó dẫn tới phỏng đoán của giới chuyên gia cho rằng nó đã bị mất kiểm soát.

Tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc hôm nay nêu quan điểm cho rằng truyền thông thế giới đã thổi phồng quá mức về việc trạm vũ trụ Thiên Cung 1 rơi xuống Trái đất.

Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí còn cho rằng nguyên nhân của sự "thổi phồng" này là do thế giới "ghen tị" với các thành tựu khám phá vũ trụ của Trung Quốc.

TTO - Cơ quan Không gian Trung Quốc cập nhật gần như mỗi ngày về vị trí của trạm không gian đã mất kiểm soát Thiên Cung 1. Xác suất các mảnh vỡ rơi trúng người được thông báo là 1/1 ngàn tỉ.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar