18/05/2017 16:47 GMT+7

Trung Quốc, Philippines bàn riêng về Biển Đông vào ngày mai

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Quý Châu, nơi đang diễn ra cuộc đối thoại Trung Quốc - ASEAN về bộ khung COC, được chọn làm nơi Bắc Kinh và Manila bàn chuyện riêng về Biển Đông.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trên, bên trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trên, bên phải) chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước trong chuyến thăm của ông Duterte tới Bắc Kinh hồi năm ngoái - Ảnh: Reuters

Ngày mai (19-5), Trung Quốc và Philippines bắt đầu vòng đối thoại song phương đầu tiên về tranh chấp trên Biển Đông. 

Ông Jose Santa Romana, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc đã xác nhận ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Philippines tham dự cuộc đối thoại; dẫn đầu đoàn Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân.

Cuộc đối thoại diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Trung Quốc và các nước ASEAN kết thúc vòng đối thoại và tham vấn mới nhất về khung cho Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC). Cuộc họp đang diễn ra ngày hôm nay (18-5) tại Quý Châu, Trung Quốc, theo Nikkei Asian Review.

"Chương mới" trong tranh chấp Philippines - Trung Quốc

Phát biểu trong một cuộc họp báo trực tiếp trên sóng truyền hình ngày 17-5, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc tỏ ra lạc quan, gọi cuộc đối thoại là "chương mới" trong việc giải quyết tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông.

"Hai bên sẽ tập trung vào những vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, đồng thời cố gắng sử dụng cơ chế đối thoại này để tăng cường niềm tin lẫn nhau, tìm ra phương thức hợp tác khả dĩ. Chúng tôi sẽ trao đổi về những vấn đề còn khác biệt, cố gắng hiểu được quan điểm của mỗi bên và tìm cách dung hòa", ông Romana khẳng định.

Theo báo Philstar của Philippines, Manila và Bắc Kinh đã thống nhất sẽ tổ chức đối thoại song phương về Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi năm. Mục đích nhằm "quản lý xung đột trên Biển Đông giữa hai nước, thảo luận vấn đề một cách thân thiện và thẳng thắn những diễn biến mới trên biển".

"Tầm quan trọng của cơ chế đối thoại song phương này là có thể trình bày những vấn đề quan ngại của đất nước đến phía còn lại một cách thẳng thắn và thân thiện, không cần phải thông qua các cơ chế ngoại giao", Đại sứ Romana nói tiếp.

Khi được hỏi Philippines sẽ trình bày những gì trong cuộc đối thoại với Trung Quốc vào ngày mai, ông Romana từ chối cho biết chi tiết, nhưng khẳng định sẽ hướng tới mục tiêu "ngăn chặn leo thang" căng thẳng và "đối đầu có thể xảy ra". Các cuộc thăm dò tài nguyên chung giữa Trung Quốc và Philippines sẽ được thảo luận trong các cuộc đối thoại sau.

"Các luận điểm chính đang dần hoàn tất. Không nên khoe khoang trước khi cuộc đối thoại diễn ra, đó không phải là một động thái khôn ngoan. Tất cả sẽ liên quan tới vấn đề Biển Đông", ông Romana thông tin vắn tắt.

Chú trọng kinh tế hơn chủ quyền lãnh thổ

Tờ Philstar dẫn lời ông Romana tiếp tục cho biết cuộc đối thoại ngày mai chỉ mang tính chất thăm dò, trao đổi quan điểm và thảo luận về các phương thức khả thi để quản lý tranh chấp, tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Philippines trong lĩnh vực hàng hải.

Giới quan sát nhận định, dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đã xích lại gần chưa từng có. Gác lại cả phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế về Biển Đông, vốn được xem là một chiến thắng của Manila và đập tan những tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh trên Biển Đông, Philippines dưới thời ông Duterte đang chú trọng về kinh tế hơn là chủ quyền lãnh thổ.

Những ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Philippines đã được thấy rõ hơn qua tuyên bố chủ tịch được Manila đưa ra sau Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 hồi cuối tháng rồi. Các cụm từ "quân sự hóa", "đảo nhân tạo" - vốn được dùng để ám chỉ các thực thể bất hợp pháp của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đã biến mất khỏi bản tuyên bố.

Đúng như lời của một chuyên gia đã nhận định trước đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ lợi dụng việc năm nay Philippines là chủ tịch luân phiên của ASEAN để gây ảnh hưởng đến các vấn đề khu vực.

Riêng đối với COC, hiện các nước chỉ mới ở giai đoạn thảo luận khung chứ chưa ra chính thức. Việc Trung Quốc đồng ý ngồi lại bàn COC với ASEAN sau nhiều năm trì hoãn có thể là một tín hiệu tích cực, song nó cho thấy Trung Quốc đang tính đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới sau khi đã đạt được ý đồ trên thực địa là các thực thể nhân tạo mà nước này xây trái phép trên Biển Đông đã gần như hoàn tất.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar