30/10/2018 14:22 GMT+7

Trung Quốc nới lỏng quy định về sừng tê, cao hổ

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Chính quyền Bắc Kinh vừa có thông tư được cho là cởi trói đôi chút với việc sử dụng sừng tê, cao hổ sau 25 năm cấm đoán triệt để.

Trung Quốc nới lỏng quy định về sừng tê, cao hổ - Ảnh 1.

Bảo vệ tê giác ở Nam Phi trước nạn săn trộm lấy sừng - Ảnh: YOUTUBE

Theo Hãng tin Tân Hoa xã, thông tư mới ban hành của Quốc vụ viện do Thủ tướng Lý Khắc Cường đặt bút ký yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng sừng tê và thịt, xương hổ nấu cao làm thuốc. Quyết định có hiệu lực thi hành ngay sau khi được công bố.

Theo đó, mọi hành vi liên quan đến việc sử dụng, mua bán tê giác, hổ và các thành phần chế biến từ hai loài trên đều bị cấm đoán, trừ những trường hợp được luật cho phép; các sản phẩm hàng hóa mà thông tin thành phần sản phẩm có thành tố làm từ tê giác hoặc hổ cũng bị xem là sản phẩm vi phạm quy định của nhà nước.

Chính phần cho phép dùng sừng tê và cao hổ chữa bệnh với "giấy phép đặc biệt" từ những người được chỉ định ghi toa này đã gây một số phản ứng từ các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã với lý do sẽ kích thích các tay săn bắn lậu tìm cách đưa thêm hàng vào Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sừng tê và cao hổ hàng đầu thế giới.

Một điều tra có tựa đề "Rhino Dollars" (tạm dịch Tiền máu từ tê giác) của Đài truyền hình Arte của Pháp và Đức vừa trình chiếu hôm 16-10 đã cho thấy thị trường tiêu thụ sừng tê từ Trung Quốc và Việt Nam đã khiến giới buôn lậu sục sôi khi giá lên đến gần 35.000 USD mỗi kilô.

Thông tư mới ban hành của Quốc vụ viện Trung Quốc được cho là "cởi trói" một chút so với quyết định cấm đoán triệt để vào năm 1993 đối với sản phẩm từ tê giác và hổ.

Quyết định mới cũng cho phép sử dụng các thành phần của tê giác và hổ trong nghiên cứu khoa học và tác phẩm nghệ thuật. Theo đó, các bộ Di sản và Du lịch sẽ được phép quyết định về việc "trao đổi văn hóa tạm thời" các tác phẩm nghệ thuật có thành phần tê giác và hổ trong đó.

Thông tư mới có hiệu lực cũng xác định các sản phẩm xuất xứ từ thành phần tê giác và hổ còn lưu trữ hoặc nằm trong các bộ sưu tập cá nhân phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp. Những sản phẩm không chứng minh được nguồn gốc sẽ bị tịch thu.

Thậm chí các sản phẩm chứng minh được nguồn gốc (xuất xứ từ những quốc gia cho phép săn bắn tê giác, hổ…) cũng phải được bảo vệ kỹ càng (nhằm tránh khả năng buôn bán rồi thông báo bị mất cắp) và không được dùng đem trao đổi hoặc buôn bán vì mục đích kiếm tiền.

Thông tư cũng yêu cầu bảo vệ tốt hơn tê giác và hổ ở Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh đến việc tuyên truyền trong dân chúng. Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ giúp người dân hiểu việc mua bán và vận chuyển những sản phẩm từ tê giác và hổ từ nước ngoài về là phạm pháp.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Thả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồn

Một cư dân Thái Lan đã khiến cả chung cư hoảng loạn khi thả hai con rắn ra hành lang để phản đối việc hàng xóm lén nuôi chó và để nó sủa ồn ào suốt thời gian dài.

Thả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồn

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

Theo Hãng tin AFP, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump tuyên bố "tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ" thực chất là tin giả.

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar