12/02/2020 18:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trung Quốc lập nhiều đường dây nóng hỗ trợ tâm lý người dân

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Báo Trung Quốc bình luận con virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi đang có những tác động tiêu cực tới tâm lý của người dân. Nhiều đường dây nóng hỗ trợ tâm lý đã được lập ra khắp nơi ở Trung Quốc.

Trung Quốc lập nhiều đường dây nóng hỗ trợ tâm lý người dân - Ảnh 1.

Thành viên của một đội hỗ trợ tâm lý ở thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam giải đáp câu hỏi của người dân qua điện thoại - Ảnh: Tân Hoa xã

Ngày 12-2, Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đã đăng lại một bài viết của tờ Trung Quốc Thanh Niên Báo có tiêu đề: "Chiến tuyến thứ hai của dịch bệnh".

"Virus corona chủng mới không chỉ gây bệnh cho phổi, mà còn đang tìm cơ hội để tấn công tâm lý của con người", bài viết mở đầu. Bài viết đã dẫn lại nhiều câu chuyện để chứng minh cho nhận định này.

Từ đêm giao thừa tới mùng 2 Tết âm lịch vừa qua, phó giáo sư Tống Chấn Thiều (Song Zhen Shao), làm việc tại Trung tâm dịch vụ và tư vấn tâm lý sinh viên của Đại học sư phạm Bắc Kinh, đã canh điện thoại trong 3 ngày liền.

Ông Tống là người phụ trách "đường dây nóng hỗ trợ tâm lý sinh viên Tuyết Nhung Hoa" của trường. Sau khi dịch bệnh do virus corona chủng mới bùng phát, đường dây nóng này - được mở trong 30 năm qua - đã tạm thời được sử dụng riêng để hỗ trợ tâm lý cho các sinh viên Đại học Sư phạm Bắc Kinh có quê ở Vũ Hán.

Nhưng ngoài dự tính ban đầu, những người gọi đến không chỉ là sinh viên mà còn là những người cần sự giúp đỡ khác trong xã hội đến từ tỉnh Hồ Bắc, Liêu Ninh, Hà Bắc...

"Hiện tại tôi không chịu được tiếng ho của người nhà, vừa nghe đã lo sợ, khó thở. Tôi nên làm thế nào đây?", một người cầu cứu qua điện thoại.

Đến hôm 27-1 (tức mùng 3 Tết âm lịch), dựa theo những gì trung tâm trên báo cáo, khoa tâm lý của Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã mở một đường dây nóng để trả lời câu hỏi của công chúng. Họ đã mời hơn 150 chuyên gia tâm lý đến trả lời thắc mắc của người dân.

Kiều Chí Hoành (Qiao Zhi Hong), một đại diện của khoa tâm lý Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho biết kể từ lúc đường dây nóng này được mở, mỗi ngày họ nhận khoảng 200 cuộc gọi đến để tư vấn.

Sau khi nhiều tỉnh của Trung Quốc đưa ra phản ứng cấp 1 với tình trạng khẩn cấp y tế công cộng, hôm 2-2, chính phủ Trung Quốc đã thông báo một cơ chế chung về phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, yêu cầu tất cả các nơi lập đường dây nóng hỗ trợ tâm lý.

Trung Quốc lập nhiều đường dây nóng hỗ trợ tâm lý người dân - Ảnh 2.

Một tài xế đeo khẩu trang khi lái xe buýt ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 12-2 - Ảnh: REUTERS

Lại Hải Hùng (Lai Hai Xiong), chủ nhiệm Trung tâm y tế Đại học Vũ Hán và là đội trưởng một đội chuyên gia hỗ trợ tâm lý qua đường dây nóng ở tỉnh Hồ Bắc, cho biết các cuộc gọi đến được chia làm 3 nhóm chủ yếu: nhóm căng thẳng và lo sợ do dịch bệnh, nhóm thấy bất tiện do dịch bệnh và những khó khăn trong việc xử lý cảm xúc, những vấn đề tâm lý của chính bản thân người gọi điện.

Các chuyên gia tư vấn tâm lý đã giải quyết nhiều tình huống cực đoan như: một bệnh nhân lo sợ, run rẩy và mất ngủ; một bà mẹ thở gấp khi đang nói chuyện điện thoại, đứa con bị trầm cảm của bà nhảy từ lầu 2 và bị gãy xương nhưng không chịu đi bệnh viện...

"Virus có thể bị cách ly vật lý nhưng tình trạng lo sợ là không thể", bà Tống Á Như (Song Ya Ru), một chuyên gia tư vấn tại Trung tâm dịch vụ công cộng thanh thiếu niên Thượng Hải, nhận định.

Bà Tống lấy ví dụ về một cuộc khủng hoảng trong gia đình liên quan tới vấn đề đeo khẩu trang. "Tôi muốn giết bọn họ cho rồi và sau đó tự sát" - bà dẫn lời một cô gái trẻ gọi tới một chuyên gia tư vấn.

Lý do đơn giản là vì khi cô khuyên cha mẹ đeo khẩu trang vào, cha cô đã nói "Đeo khẩu trang gì chứ?! Cả đời cha chưa đeo khẩu trang bao giờ". Vụ việc đã khiến cô gái mất kiểm soát.

Nữ chuyên gia tâm lý cho biết những người dễ nhạy cảm và hay lo sợ trước dịch virus corona chủng mới là các bà mẹ trẻ, các nhóm ở tuổi trung niên ở nhà có người già/trẻ em, những người đi theo hiệu ứng công chúng và những người mắc chứng sợ hãi.

Bà Tống cho rằng sự hoảng sợ xâm nhập vào cơ thể con người còn nhanh hơn cả con virus, thông qua màn hình điện thoại và máy tính. Bà nói rằng cần có sự can thiệp đúng lúc để giảm áp lực và các cảm xúc tiêu cực.

'Khi Vũ Hán bình yên, mời bác sĩ trở lại ngắm hoa, ăn tôm hùm'

TTO - Người dân Vũ Hán viết thư bày tỏ lòng biết ơn tới những y bác sĩ đã bất chấp nguy hiểm để đến hỗ trợ. Họ cho biết khi Vũ Hán bình thường trở lại, họ sẽ mời các y bác sĩ tới thưởng thức cảnh đẹp, món ngon ở thành phố 11 triệu dân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Các triệu chứng thường khởi phát sau khoảng 15-30 phút nằm nghỉ, đặc biệt vào ban đêm, nặng hơn là khi ngồi lâu.

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Cam có hàm lượng vitamin C cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Liên tiếp 2 vụ điện giật vào mùa mưa làm 1 người chết tại TP.HCM

Trung tâm Cấp cứu 115 đã liên tục tiếp nhận nhiều ca tai nạn do điện giật, phần lớn xuất phát từ sự chủ quan với thiết bị điện hư hỏng.

Liên tiếp 2 vụ điện giật vào mùa mưa làm 1 người chết tại TP.HCM

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi

Hệ miễn dịch suy yếu khi tuổi tăng cao khiến cơ thể dễ mắc phải những bệnh nguy hiểm. Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi

Còn 'lỗ hổng' trong kiểm soát thực phẩm chức năng

Dù cơ quan quản lý khẳng định đã có nhiều biện pháp kiểm soát, thực tế cho thấy việc quản lý lĩnh vực này còn nhiều lỗ hổng.

Còn 'lỗ hổng' trong kiểm soát thực phẩm chức năng

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar