23/10/2019 15:46 GMT+7

Trung Quốc đang kiểm soát gần 1/5 lưu lượng sông Mekong

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Báo cáo mới nhất của Ủy hội sông Mekong đã chỉ rõ việc xây đập của Trung Quốc khiến mực nước các con sông vào mùa khô năm sau luôn thấp hơn năm trước và ngày càng trong hơn vì ít phù sa, trầm tích.

Trung Quốc đang kiểm soát gần 1/5 lưu lượng sông Mekong - Ảnh 1.

Đập Cảnh Hồng của Trung Quốc nằm trên thượng lưu sông Mekong - Ảnh: AFP

Sự thay đổi dòng chảy chính, giảm lượng phù sa, sự biến mất liên tục của các vùng ngập nước, suy giảm môi trường sống và sinh kế ven sông cùng sự thiếu chia sẻ thông tin đang đặt dòng Mekong trước một loạt thử thách.

Những cảnh báo trên đã được nêu rõ trong báo cáo Báo cáo Hiện trạng Lưu vực (SOBR) 2018 dài 226 trang vừa được công bố tại Lào ngày 22-10. Đây cũng là báo cáo đầu tiên của Ủy hội sông Mekong (MRC) đánh giá các điều kiên, tác động đối với dòng sông đoạn chảy qua Trung Quốc.

Tuy nhiên điểm còn hạn chế là những thông tin này chưa được cập nhật mới nhất hay sát với thực tế mà chỉ dựa trên các thông tin chính thức có sẵn vào thời điểm viết báo cáo và các nghiên cứu học thuật khác.

88% diện tích lưu vực thượng lưu sông Mekong nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Việc xây dựng các đập trữ nước và nhà máy thủy điện trên khu vực này đã dẫn tới những thay đổi thấy rõ ở hạ lưu khi mùa khô ngày càng khô hơn và mùa lũ ngày càng ít nước hơn.

Theo SOBR, việc vận hành các đập và hồ chứa của Trung Quốc đã khiến lượng trầm tích của các con sông giảm rõ rệt từ 60 tới 70%, cộng thêm việc khai thác cát trên cả thượng lưu lẫn hạ lưu Mekong đã làm các dòng sông ngày càng trở nên trong hơn.

Chất lượng nước và trầm tích của sông Mekong đang ở mức báo động đỏ - mức cao nhất đòi hỏi cần phải có hành động ngay lập tức theo thang khuyến nghị 4 màu được đưa ra trong SOBR.

Báo cáo của MRC cũng thừa nhận vấn đề một phần đến từ các nước lưu vực hạ lưu khi cơn khát năng lượng đã đẩy một số nước tới việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng Mekong. 

Trong khi đó, theo báo Bangkok Post, Lào đang quyết tâm với nhà máy thủy điện Luang Prabang công suất 1.460MW và kế hoạch xây thêm 9 đập thủy điện nữa trên dòng chính Mekong, còn Campuchia cũng bắt đầu nói về kế hoạch xây dựng 2 đập trên sông Mekong. 

Trung Quốc đang kiểm soát gần 1/5 lưu lượng sông Mekong - Ảnh 2.

Cá tra dầu bắt được ở Campuchia. Những loại cá nước ngọt lớn như thế này đang ngày càng biến mất trên dòng Mekong. Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của những con đập khiến cuộc sống ngư phủ bấp bênh hơn, chấp nhận bắt cả cá con và cá nhỏ thay vì để chúng phát triển như trước đây - Ảnh chụp màn hình báo National Geographic

Điều tích cực là Lào đã chấp nhận ngồi xuống thảo luận với các nước khác trong MRC trong vòng ít nhất 6 tháng kể từ đầu tháng 10-2019, để giải quyết các quan ngại liên quan tới thủy điện Luang Prabang.

"Chúng ta cần giải quyết những vấn đề này ngay bây giờ để giảm thiểu tác hại môi trường, bảo vệ các vùng đất ngập nước và môi trường sống ven sông còn lại trước khi chúng biến mất", ông An Pich Hatda - giám đốc điều hành Ban thư ký MRC, phát biểu trong lễ công bố SOBR.

Việc Trung Quốc kiểm soát tới 18% lưu lượng nước sông Mekong (và thực tế có thể đã hơn vào thời điểm hiện tại khi các hồ chứa nước mới đã hoàn tất), theo MRC, nếu nhìn theo hướng tích cực, có thể ràng buộc Bắc Kinh vào các hợp tác với những nước hạ lưu nếu muốn giữ hình ảnh là một nước có trách nhiệm.

Báo cáo của SOBR đã đưa ra nhiều khuyến nghị chiến lược cho các nước hạ lưu Mekong, với phần lớn tập trung vào việc kêu gọi tăng cường hợp tác với Trung Quốc để bảo đảm dòng sông sẽ mang lại lợi ích cho tất cả.

Trung Quốc đã có một số hành động tích cực được ghi nhận như xả nước giải hạn cho Thái Lan trong mùa khô năm nay. 

Song, theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đó là bằng chứng rõ nhất cho thấy Bắc Kinh đang âm mưu kiểm soát dòng Mekong và nếu thành công, một lúc nào đó các nước khác sẽ phải xuống nước với Trung Quốc để xin nước.

Năm 1995, bốn quốc gia có chung hạ lưu lưu vực sông Mekong là Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong, từ đó lập ra Ủy hội sông Mekong (MRC) cho đến ngày nay.

'Tử huyệt' nguồn nước sông Mekong 8 đập Trung Quốc chặn 40 tỉ m3 nước sông Mekong khiến mức nước xuống thấp kỷ lục Thủy điện thượng nguồn Mekong làm giảm 90% phù sa ĐBSCL
BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Trưa 12-5 (giờ Việt Nam), Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những thỏa thuận thuế quan tạm thời tại Geneva, đánh dấu nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng thương mại và thu hút nhiều phản ứng từ cộng đồng quốc tế.

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn.

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Hy vọng mới cho kỷ nguyên AI và người nhập cư

Tân Giáo hoàng Leo XIV cho biết công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những lý do chính khiến ngài chọn tông hiệu 'Leo'.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Hy vọng mới cho kỷ nguyên AI và người nhập cư

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus

Gặp cộng đồng người Việt Nam tại Belarus, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con gắn kết với quê hương.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar