05/03/2020 20:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trung Quốc chứng minh virus corona chủng mới tấn công hệ thần kinh

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Theo Hãng tin Tân Hoa xã, các bác sĩ Trung Quốc lần đầu tiên chứng minh được rằng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của bệnh nhân.

Trung Quốc chứng minh virus corona chủng mới tấn công hệ thần kinh - Ảnh 1.

Một nhân viên bảo vệ tại xưởng sản xuất Mengniu Dairy, Bắc Kinh - Ảnh: REUTERS

Ngày 5-3, các bác sĩ của Bệnh viện Địa Đàn tại Bắc Kinh tuyên bố phát hiện virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây dịch viêm hô hấp cấp COVID-19, trong dịch não tủy của một nam bệnh nhân. Họ kết luận bệnh nhân 56 tuổi này nhiễm COVID-19 vào ngày 24-1.

Các phác đồ điều trị thông thường không hiệu quả đối với trường hợp nặng trên. Khi được điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt (ICU), bệnh nhân có những triệu chứng liên quan tới tình trạng suy giảm nhận thức, dù các hình ảnh chụp CT phần đầu của bệnh nhân không cho thấy dấu hiệu bất thường.

Đội ngũ y tế sau đó giải trình tự gen trên các mẫu dịch não tủy của bệnh nhân, xác nhận có sự hiện diện của virus SARS-CoV-2. Sau khi được áp dụng phác đồ điều trị viêm não do virus, các triệu chứng thần kinh của bệnh nhân dần thuyên giảm. Bệnh nhân được chuyển tới khoa truyền nhiễm vào ngày 18-2, và xuất viện hôm 25-2.

Những nghiên cứu trước đây chỉ ghi nhận COVID-19 có thể tấn công các nội tạng như gan, thận và tim. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng từng phát hiện virus SARS và MERS có thể xâm nhập hệ thống thần kinh của bệnh nhân.

Giám đốc khoa ICU của Bệnh viện Địa Đàn Liu Jingyuan cho biết khi một bệnh nhân có dấu hiệu mất khả năng nhận thức, nhân viên y tế cần cân nhắc khả năng virus tấn công hệ thần kinh, và xét nghiệm dịch não tủy kịp thời để tránh chẩn đoán chậm trễ.

Cho đến hết ngày 4-3, Bệnh viện Địa Đàn đã chữa trị cho 150 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 1 ca viêm não nêu trên.

Trung Quốc vinh danh BS Lý Văn Lượng là 'cá nhân tiên tiến'

TTO - Bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên phát cảnh báo trước khi dịch bệnh COVID-19 lây lan nghiêm trọng ở Vũ Hán, đã được vinh danh là một trong những "cá nhân tiên tiến" trong phòng chống dịch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar