26/07/2024 10:23 GMT+7

Trung Quốc cấm 10 nhà khoa học tham gia đề tài nhà nước tài trợ do gian lận

Các nhà khoa học này bị cấm tham gia các dự án nghiên cứu do Chính phủ Trung Quốc tài trợ trong tối đa 7 năm và bị ghi tên vào cơ sở dữ liệu gian lận học thuật quốc gia.

Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực thúc đẩy năng lực khoa học và tự cường về công nghệ - Ảnh: Shutterstock

Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực thúc đẩy năng lực khoa học và tự cường về công nghệ - Ảnh: Shutterstock

Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (MOST) vừa công khai tên tuổi 10 nhà khoa học có hành vi sai trái khi nộp hồ sơ xin tài trợ nghiên cứu của nhà nước, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường thúc đẩy năng lực và tự cường về công nghệ.

Nhà khoa học đạo văn và "chạy hội đồng" cho hồ sơ xin tài trợ

Trong đó, MOST đã công bố chi tiết về năm trường hợp sai phạm trên trang web của cơ quan này vào ngày 19-7, gồm bốn trường hợp đạo văn trong đề xuất dự án và một trường hợp "chạy hội đồng" để họ "tạo điều kiện" cho hồ sơ xin tài trợ.

Các đề xuất tài trợ liên quan đã bị từ chối và các nhà nghiên cứu sai phạm bị cấm tham gia vào đề tài do nhà nước tài trợ trong tối đa 7 năm.

Những năm gần đây, MOST và các cơ quan chính phủ khác của Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích nặng nề vì không giám sát và điều tra đầy đủ các hành vi gian lận trong giới nghiên cứu.

Trước đó, MOST đã công bố một tài liệu vào tháng 9-2020 để giải quyết các hành vi sai trái trong hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời công khai lên án các nhà nghiên cứu liên quan đến chín trường hợp thuê người viết hộ và ngụy tạo chi phí cho các đề tài.

Các trường đại học và viện nghiên cứu của Trung Quốc thường xuyên công bố các hành vi sai trái trong học thuật, nhưng cơ quan quản lý khoa học nước này hiếm khi công khai từng vụ việc.

Không khoan nhượng với các hành vi gian lận trong nghiên cứu

Nhà nghiên cứu Zhao Ran, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, đã nộp đơn xin tham gia chương trình R&D (nghiên cứu và phát triển) trọng điểm quốc gia năm 2023 với tư cách là người đứng đầu dự án.

Sau khi điều tra, đơn xin tài trợ của ông bị phát hiện đã đạo văn nội dung của các dự án đã được phê duyệt khác về các chỉ số chính, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các cải tiến chính.

Tháng 6-2023, Zhang Xiaochen, phòng thí nghiệm Yongjiang (Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang), đã nộp đơn xin tham gia chương trình R&D trọng điểm quốc gia năm 2023 với tư cách người đứng đầu dự án. Sau khi điều tra, đơn xin của cũng ông bị phát hiện đã đạo văn nội dung của các dự án đã được phê duyệt khác.

Cùng thời điểm trên, một đơn xin tài trợ của Chen Haotai từ Viện nghiên cứu thú y Lan Châu thuộc Viện hàn lâm Khoa học nông nghiệp Trung Quốc cho chương trình R&D trọng điểm quốc gia năm 2023, với tư cách là trưởng nhóm dự án đã bị phát hiện đạo văn các đơn xin tài trợ của dự án khác.

Cả ba nhà khoa học trên đều bị cấm thực hiện hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động khoa học - công nghệ nào được tài trợ công khai trong 3 năm và tên của họ đã được ghi vào cơ sở dữ liệu về các vi phạm nghiêm trọng về tính toàn vẹn của nghiên cứu khoa học.

Cũng theo MOST, Sun Beicheng, cựu phó giám đốc Bệnh viện Gulou Nam Kinh, đã gọi điện và nhắn tin cho hội đồng đánh giá để vận động họ chấp thuận hồ sơ xin tài trợ của nhà nước cho chương trình nghiên cứu của ông.

Bốn thành viên hội đồng đã không báo cáo "hành vi vận động" của Sun cho cơ quan quản lý hoặc từ chối. Một trong số họ, Zhao Yuanjin của Đại học Đông Nam Trung Quốc, đã "hỗ trợ" theo yêu cầu của Sun Beicheng và sau đó đã báo cho Sun biết rằng ông đang bị bộ điều tra.

Bộ này cho rằng hành vi sai trái này đã "làm gián đoạn nghiêm trọng" quá trình xét duyệt hồ sơ xin tài trợ và "gây ảnh hưởng đến các nhà nghiên cứu tận tụy với công việc của mình", đồng thời nhấn mạnh hành vi này "làm xấu hình ảnh của cộng đồng khoa học và sự phát triển của đổi mới công nghệ".

Sun đã bị cấm tham gia tất cả hoạt động khoa học - công nghệ nào được tài trợ công khai trong 7 năm, trong khi Zhao Yuanjin bị cấm trong 5 năm. Những người đánh giá khác trong vụ này cũng đã bị cấm trong 3 năm. Tất cả tên của họ đều được ghi lại trong cơ sở dữ liệu về hành vi sai trái.

MOST tuyên bố "không khoan nhượng" đối với các hành vi vận động trong quá trình xem xét hồ sơ xin tài trợ.

Bộ này cũng công khai bốn trường hợp đạo văn trong hồ sơ đăng ký ở các phần như phương pháp nghiên cứu, nội dung sáng tạo và các chỉ số chính, vốn rất quan trọng để đánh giá tài trợ của nhà nước.

Tăng cường giám sát gian lận học thuật

MOST cũng cho biết họ đã triệu tập những người phụ trách các viện nghiên cứu liên quan và yêu cầu họ phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về liêm chính trong nghiên cứu khoa học và khắc phục hành vi sai trái.

Bộ này cũng cam kết "tăng cường giám sát các vấn đề liên quan đến gian lận học thuật, như đạo văn, vi phạm sở hữu trí tuệ và gian lận, đồng thời nâng hình phạt đối với những hành vi vi phạm này".

Bảng xếp hạng 'nhà khoa học hàng đầu thế giới': Quá bát nháo

Điều tra độc quyền của Tuổi Trẻ phát hiện trong bảng xếp hạng 'nhà khoa học hàng đầu thế giới' của Research.com, nhiều người có bài báo khoa học bị gỡ, tên ông A nhưng hình ông B, nam biến thành nữ...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar